Theo Flightglobal, trong 22 lần phóng thử tên lửa AIM-9X Block II, 21 vụ đã được ghi nhận là thành công. Trong đa số các vụ phóng thử, tính năng chiến đấu của AIM-9X Block II vượt xa so với phiên bản Block I. Kỷ lục ghi nhận gần nhất là trong 7 lần phóng thử, AIM-9X Block II đã 5 lần tiêu diệt mục tiêu giả lập.
Tên lửa AIM-9X Block II do Trung tâm vũ khí Hải quân (NWC) của Mỹ phát triển sản xuất, là tên lửa tầm ngắn được trang bị trên máy bay chiến đấu hoặc trực thăng, là tên lửa đầu tiên có công hiệu trong các cuộc không chiến, do có nhiều đặc điểm điểm ưu việt nên được nhiều hãng chế tạo tên lửa khác sao chép lại.
AIM-9X Block II có thể điều khiển bằng lực đẩy vec tơ, có chức năng phát hiện mục tiêu bằng Rada do đó nó có khả năng tấn công mục tiêu từ mọi phía.
AIM-9X Sidewinder là hỏa tiễn được hồng ngoại dẫn đường, tầm ngắn, không đối không, được trang bị chủ yếu trên các máy bay chiến đấu và gần đây được trang bị trên một số máy bay trực thăng.
Tên lửa AIM-9X Block II có trọng lượng 85 kg, trong đó trọng lượng đầu đạn nặng khoảng 20.8 pound (9.4 kg) gồm có 4 phần chính: đơn vị điều khiển hướng, phát hiện mục tiêu, đầu đạn và động cơ tên lửa.
AIM-9X Block II có chiều dài thân 3 m, đường kính 12,7 cm, sải cánh đuôi 44.5 cm và sải cánh mũi 35.31 cm.
AIM-9 Sidewinder được Hải quân Mỹ nghiên cứu và phát triển để thay thế loại AIM-4 Falcon lúc bấy giờ đang được không quân Mỹ sử dụng.
Trong những cuộc không chiến những năm 60 của thế kỷ trước, những tên lửa kiểu này tỏ ra là loại tên lửa hiệu quả hơn cả do những tên lửa điều khiển bằng radar thời đó kém chính xác, chỉ cần máy bay bay thấp xuống là tên lửa điều khiển bằng radar bị rối loạn do không phân biệt được máy bay và những tín hiệu kim loại trên mặt đất.
Tuy nhiên hạn chế duy nhất của AIM-9X Block II trong thử nghiệm là việc đạn tên lửa tiêu diệt mục tiêu ngoài tầm nhìn của phi công nên khả năng xác nhận mục tiêu bị tiêu diệt gặp khó khăn.
Các chuyên gia thử nghiệm đều đánh giá AIM-9X Block II rất chính xác, nhưng do mới ra đời nên tỷ lệ phóng/tiêu diệt mục tiêu vẫn thấp hơn so với phiên bản Block I.
So với phiên bản Block I, AIM-9X Block II có nhiều cái ưu thế vượt trội. Đáng kể nhất là khả năng Lock after lauch (khóa mục tiêu sau khi phóng) cho phép gia tăng đáng kể tầm bắn.
Ngoài ra, công nghệ trao đổi dữ liệu tương tự như trên đạn tên lửa tầm trung AIM-120D AMRAAM, AIM-9X Block II có khả năng tự hiệu chỉnh đường bay nhờ thông tin cập nhật từ máy bay mẹ.
Được phát triển từ năm 1950 và phiên bản gần đây nhất của dòng tên lửa này là AIM-9X được tiếp nhận từ năm 2003. Hiện, đạn tên lửa Sidewinder đang nằm trong trang bị quân đội Mỹ, Nhật Bản, Israel, Phần Lan và Thổ Nhĩ Kỳ… và nó có khả năng tương thích với các dòng máy bay chiến đấu theo chuẩn NATO như: F-16 Fighting Falcon, F-15 Eagle, JAS 39 Gripen… và các chiến đấu cơ thế hệ 5 của Mỹ: F-22 Raptor và F-35 Lightning II. (Theo QĐND/ Lenta)