Loại tên lửa của Việt Nam khiến Trung Quốc run sợ

Hà Dũng |

(Soha.vn) - Hai năm qua, Trung Quốc tăng cường phô trương thanh thế quân sự, đe dọa láng giềng. Tuy nhiên, với những người am hiểu quân sự thì “con ngáo ộp” Trung Quốc chưa dọa được ai. Trái lại, trên thế giới có rất nhiều loại vũ khí khiến Trung Quốc phải run sợ. Loạt bài của chúng tôi sẽ lần lượt giới thiệu về các loại vũ khí này.

Kỳ 1: Tên lửa diệt hạm siêu thanh Yakhont - "Tia chớp trên biển"

Ngày 1/6, báo chí Mỹ đồng loạt đưa tin Nga đã chuyển cho Syria vũ khí hiện đại, trong đó có tên lửa Yakhont. Đây không chỉ đơn thuần là vũ khí mà được xem như một lá bài chính trị. Loại tên lửa tối tân này được xem là sát thủ diệt hạm. Trong kỳ này chúng ta sẽ tìm hiểu xem tại sao phương Tây là lo ngại trước Yakhont, liệu Yakhont có đóng vai trò nào trong những căng thẳng gần đây ở biển Đông hay không?

Với tốc độ cao tới 750 m/s (2,6M, hơn 2.700 km/h), khả năng bay sát mặt biển (cách mặt biển 5-15 m) và công nghệ tàng hình (công nghệ Stealth) nên hầu như không một hệ thống phòng thủ hạm tàu nào có thể ngăn chặn được Yakhont. Phần chiến đấu 200 kg có thể tiêu diệt hầu hết các loại tàu chiến chỉ với một quả đạn.

Tên lửa Yakhont hay còn gọi là Oniks (NATO gọi là SS-N-26), do Liên hiệp NPO Mashinostroyeniya phát triển năm 1997, là tên lửa hành trình chống hạm siêu thanh có tốc độ cao nhất thế giới hiện nay, tầm bắn đến 300 km.

Loại tên lửa Việt Nam khiến Trung Quốc run sợ

Tổ hợp Bastion sử dụng tên lửa Yakhont của Hải quân Việt Nam

Hiện nay các nước sở hữu Yakhont hoặc Brahmos là Nga, Ấn Độ, Việt Nam, Indonesia, Syria. Trung Quốc được cho là rất muốn sở hữu loại tên lửa này nhưng phía Nga từ chối bán cho Trung Quốc do lo ngại phía nước này sẽ dùng để gây ảnh hưởng tới các nước khác hoặc sao chép trái phép.


	Tên lửa Yakhont và container chứa

Tên lửa Yakhont và container chứa

Tên lửa Brahmos là một biến thể khác của Yakhont, sản phẩm hợp tác giữa Nga và Ấn Độ, lấy theo tên viết tắt của hai con sông: Brahmaputra của Ấn Độ và Moskva của Nga.


	Tên lửa Brahmos, sản phẩm
	hợp tác của Nga và Ấn Độ

Tên lửa Brahmos, sản phẩm hợp tác của Nga và Ấn Độ

Tên lửa Yakhont có chiều dài 8,9 m, đường kính 0,72 m, khối lượng phóng 3.000 kg, sử dụng hệ dẫn kết hợp quán tính và radar chủ động, động cơ phóng - tăng tốc sử dụng động cơ nhiên liệu rắn, động cơ hành trình sử dụng động cơ phản lực không khí dòng thẳng.


	Ảnh 4: Cấu tạo tên lửa Yakhont gồm: chụp mũi, đầu tự dẫn, thiết bị hỗ trợ điều khiển, phần chiến đấu, phần nhiên liệu hành trình, bộ truyền động bánh lái, động cơ hành trình dòng thẳng,

	tầng phóng- tăng tốc

Cấu tạo tên lửa Yakhont gồm: chụp mũi, đầu tự dẫn, thiết bị hỗ trợ điều khiển, phần chiến đấu, phần nhiên liệu hành trình, bộ truyền động bánh lái, động cơ hành trình dòng thẳng, tầng phóng- tăng tốc

 


	Ra-đa tự dẫn

Radar tự dẫn


	Động cơ phản lực không khí dòng thẳng

Động cơ phản lực không khí dòng thẳng

Đặc điểm nổi bật của Yakhont là: Tầm bắn ngoài đường chân trời; tác chiến hoàn toàn tự hoạt (nguyên lý “bắn-quên”); quỹ đạo bay linh hoạt (“thấp”, “cao-thấp”); tốc độ siêu âm ở mọi giai đoạn bay; chuẩn hóa hoàn toàn cho nhiều phương tiện mang (các lớp tàu nổi chủ lực, tàu ngầm và bệ phóng trên bờ); tàng hình đối với radar hiện đại (công nghệ Stealth).


	Tên lửa Yakhont/Brahmos được phóng từ bệ phóng cố định và cơ động trên bờ, từ máy bay, tàu mặt nước và tàu ngầm

Tên lửa Yakhont/Brahmos được phóng từ bệ phóng cố định và cơ động trên bờ, từ máy bay, tàu mặt nước và tàu ngầm

Tên lửa có thể bay ở 2 chế độ: độ cao nhỏ với tầm bắn hiệu quả 120 km hoặc kết hợp “cao-thấp” với tầm bắn đến 300 km. Ở chế độ bay kết hợp, tên lửa bay hành trình ở độ cao đến 14.000 m và 10-15 m ở giai đoạn bay cuối. Ở chế độ bay ở độ cao nhỏ, tên lửa bay hoàn toàn ở độ cao đến 15 m.

Tốc độ tối đa của tên lửa ở độ cao lớn là 750 m/s, ở độ cao nhỏ là 680 m/s. Với độ cao và tốc độ này, các loại radar trên các tàu chiến rất khó phát hiện, nếu có phát hiện cũng không có loại vũ khí nào có thể ngăn chặn được.


	Quỹ đạo tên lửa Yakhont với 2 chế độ: độ cao nhỏ và kết hợp “cao-thấp”

Quỹ đạo tên lửa Yakhont với 2 chế độ: độ cao nhỏ và kết hợp “cao-thấp”

Hiện nay, để vượt qua được hệ thống phòng thủ trên tàu của đối phương, các tên lửa diệt hạm thường có quỹ đạo bay sát mặt biển. Với độ cao quỹ đạo tầm 5- 15 m, các radar trên tàu hầu như bị tê liệt do sự phản xạ tín hiệu bị nhiễu rất mạnh bởi sóng biển.

Tuy nhiên để có được quĩ đạo này, cần có trình độ hết sức hiện đại về kỹ thuật đo cao, điều khiển, khí động học. Với sóng biển cao 3-4 m, vận tốc bay tên lửa lớn hơn 680 m/s chỉ cần xử lý chậm 1/10.000 s hoặc sai số nhỏ là tên lửa sẽ đâm xuống mặt biển.


	Với độ cao quỹ đạo nhỏ, vận tốc lớn và công nghệ tàng hình Yakhont vượt qua mọi hệ thống phòng thủ

Với độ cao quỹ đạo nhỏ, vận tốc lớn và công nghệ tàng hình Yakhont vượt qua mọi hệ thống phòng thủ

Xem thêm:

Kỳ 2: Trung Quốc phải e sợ “lá chắn thép” bảo vệ bờ biển VN

 

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại