Theo Đài Phượng hoàng (có trụ sở tại Hong Kong), trong gần 30 năm qua, Israel được coi là một trong những đối tác quốc phòng quan trọng nhất của Bắc Kinh khi cung cấp công nghệ quân sự chủ chốt giúp nước này hiện đại hóa quân đội.
Sau khi xảy ra sự kiện Thiên An Môn 1989, Mỹ và các nước khác ở phương Tây đã áp đặt lệnh cấm vận vũ khí đối với Trung Quốc. Việc này đã làm chương trình hiện đại hóa quân đội Trung Quốc gặp nhiều khó khăn. May cho họ, Israel – đồng minh thân cận của Mỹ lại sẵn sàng chia sẻ công nghệ quân sự tối tân phương Tây cho Trung Quốc.
Điều này đã giúp ngành công nghiệp quốc phòng Trung Quốc nhanh chóng gặt hái thành công lớn. Qua đó, nhiều loại vũ khí tối tân đã ra đời trang bị cho các Quân chủng Quân đội Trung Quốc.
Thông qua sự trợ giúp của Israel, Trung Quốc có thể thiết kế nhiều loại vũ khí tiên tiến gồm: máy bay chiến đấu, máy bay không người lái, tên lửa không đối không và tên lửa chống tăng.
Ví dụ điển hình như Trung Quốc phát triển thành công tiêm kích đa năngJ-10 dựa trên công nghệ tiêm kích IAI Lavi của Israel. Máy bay khôngngười lái W-30 và W-50 của Bắc Kinh có lẽ sẽ không bao giờ được hoànthành nếu Israel không cung cấp máy bay do thám Searcher.
Trong lĩnh vực phát triển tên lửa đối không, Israel đã cung cấp tên lửaPython-3 để từ đó Trung Quốc “sao chép” công nghệ và cho ra đời PL-8.Một trong những loại tên lửa không đối không chủ lực Trung Quốc hiệnnay.
Các nhà phân tích Mỹ còn chỉ rằng tên lửa chống tăng có điềukhiển HJ-9 của Trung Quốc cũng được thiết kế, phát triển chịu sự ảnhhưởng từ công nghệ Israel.
Trong tương lai, mặc dù gặp phải sựngăn cản từ Mỹ, nhưng có lẽ mối quan hệ hợp tác kỹ thuật – quân sựIsrael, Trung Quốc sẽ không dừng lại. Trả lời phỏng vấn Tân Hoa Xã ngày9/5, Thủ tướng Isarel Benjamin Netanyahu tuyên bố, nước này sẽ tiếp tụcchia sẻ công nghệ quân sự với Trung Quốc.
Mỗi năm, Isarel thu về khoảng 300 triệu USD thông qua những hợp đồng bán vũ khí và chia sẻ công nghệ quốc phòng cho Trung Quốc.