Lính Mỹ - “nô lệ” của chất nicotin

Hiện nay, các cơ sở quân sự Mỹ phải vật lộn với tỉ lệ quân nhân nghiện thuốc lá ngày càng cao hơn dân thường, đặc biệt là lính Mỹ càng trẻ, tình trạng nghiện thuốc lá càng nặng.

Do đó, công tác cai nghiện thuốc lá của quân đội Mỹ ngày một khó khăn hơn, không đơn giản chỉ là việc ném cho họ một vài gói kẹo cao su hương bạc hà và cung cấp cho họ một vài dịch vụ cắt cơn thèm thuốc lá.

Lý do khiến lính Mỹ ngày càng lệ thuộc vào thuốc lá được cho là do áp lực xã hội, căng thẳng khi làm nhiệm vụ và luôn cho rằng, tuổi trẻ là có sức khỏe vô địch - điều này phá vỡ những nỗ lực để cai nghiện thuốc lá của Bộ Quốc phòng Mỹ. Hơn nữa, quân đội Mỹ cũng có "truyền thống hút thuốc lá", do đó rất khó để giải quyết vấn đề này.

Lính Mỹ ở độ tuổi 18-20 có đến 51,7% sử dụng (nghiện) thuốc lá. Lực lượng thủy quân lục chiến nghiện thuốc lá nặng nhất chiếm đến 58,2%, trong khi đó lực lượng không quân có con số thấp nhất: 41,7%.

Theo ông Paul Fizpatrick, Giám đốc Chương trình cai nghiện thuốc lá, trực thuộc Cơ quan Sức khỏe Quốc phòng Mỹ, cách đây 50 năm, quân đội Mỹ đã được khuyến khích sử dụng thuốc lá, đến nay quân đội Mỹ phải nghiêm túc nhìn lại lỗi lầm lịch sử của họ.

Và quân đội Mỹ đã thực hiện một vài chương trình cai nghiện sâu. Năm 1980, có đến 51% lính Mỹ hút thuốc lá thường xuyên, nhờ nỗ lực không ngừng, đến năm 2011 số ca nghiện thuốc lá của quân đội Mỹ giảm xuống còn 24,5%. "Kết quả đó rất giống với xã hội Mỹ nói chung, có 21 phần trăm người nghiện thuốc lá" - ông Fitzpatrick cho biết.

Đến nay sự thay đổi về mặt chính sách, các chương trình chăm sóc sức khỏe quân đội như chương trình của ông Fitzpatrick đang phát huy hiệu quả. Trong suốt 8 năm, Chương trình cai nghiện thuốc lá do ông Fizpatrick đứng đầu đã cung cấp đội ngũ cai nghiện miễn phí cùng những lời tư vấn dành riêng cho từng cá nhân, dịch vụ tư vấn và thuốc men luôn sẵn phục vụ binh sĩ thông qua kết nối trực tuyến trên internet suốt 24/24 giờ - bao gồm các liệu pháp thay thế nicotin như kẹo cao su, băng dán và ống hít cai nicotin cùng nhiều hoạt động thể thao để giúp binh sĩ vượt qua cơn thèm thuốc.

Giờ đây, khi thuốc lá bị cấm ở hầu hết các doanh trại huấn luyện trên khắp nước Mỹ. Giới lãnh đạo còn có hình thức thưởng cho những đơn vị giảm nhanh, mạnh số lượng quân nhân hút thuốc lá, kèm với đó là hình thức xử phạt nặng với những đơn vị phá vỡ các quy định để quân nhân nghiện thuốc lá tăng cao.

Theo bà Erika Sward, Giám đốc quỹ vận động quốc gia Hiệp hội bệnh phổi Mỹ trong suốt nhiều năm, thuốc lá là "chế độ khích lệ tinh thần chiến đấu" không thể thiếu của quân đội Mỹ. Cho nên nghiện thuốc lá trong quân đội là vấn đề lớn. Không chỉ có vấn đề lịch sử phải đấu tranh mà còn có cả nền công nghiệp thuốc lá phải đóng góp vai trò tích cực đối với vấn đề thuốc lá trong quân đội, vẫn còn rất nhiều trở ngại cho các giải pháp".

Tiến sĩ Larry William, một sĩ quan Hải quân kiêm bác sĩ nha khoa đã có nhiều năm nghiên cứu về tác hại của thuốc lá cảnh báo thói quen sử dụng thuốc lá là nguyên nhân ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe, tính mạng người nghiện, tăng nguy cơ tàn tật và nguy cơ mắc các bệnh hiểm nghèo. Ông William từng tham gia chương trình cai nghiện thuốc lá của quân đội Mỹ kể từ năm 1985, vào thời gian đó ông bắt đầu triển khai một trong những chương trình cai nghiện thuốc lá đầu tiên cho Hải quân Mỹ.

Bộ Quốc phòng Mỹ phải chi khoảng 1,6 tỉ USD/năm cho chương trình chăm sóc sức khỏe liên quan đến thuốc lá, trong khi đó số ca nhập viện và bỏ bê nhiệm vụ ngày càng tăng khi quân nhân lên cơn thèm thuốc.

Ông Len Bradshaw, 60 tuổi, người từng trải qua một chương trình cai nghiện thuốc lá cách đây 3 năm, đã phục vụ trong lực lượng Không quân Mỹ tại Đông Nam Á những năm 1970, bay gần 80 chuyến bay do thám, thú nhận thi thoảng trong hành trình bay 19 giờ, phi hành đoàn cùng ông phải rít thuốc liên tục.

"Chúng tôi bay từ căn cứ không quân Okinawa sang chiến trường Việt Nam. Chúng tôi được khuyến khích hút lá trên máy bay trong những ngày đó. Chúng tôi được dạy hút thuốc lá để giảm bớt căng thẳng". Bradshaw đã khai nhận như vậy trên trang thông tin khuyến khích cựu binh Mỹ từ bỏ thuốc lá do ông quản lý và điều hành.

Năm 2009, ông Bradshaw được chẩn đoán mắc chứng rối loạn căng thẳng sau chấn thương và năm 2010, bác sĩ cho biết ông bị lao phổi nặng. Vào thời điểm đó, ông "đốt" 4 bao thuốc lá/ngày. Rất may, nhờ sự kết hợp giữa các phương pháp y tế và tư vấn đã giúp Bradshaw bỏ được thuốc. Hiện nay, Bradshaw rất tích cực vận động lính trẻ Mỹ từ bỏ thuốc lá.

Là một người từng trải, từng chịu hậu quả nặng do nghiện thuốc lá, ông Bradshaw đưa ra lời cảnh báo đối với binh sĩ trẻ của quân đội Mỹ: "Khi còn trẻ, người ta rất khỏe, đặc biệt với những người lính phục vụ trên các chiến trường. Khi các bạn hút thuốc lá thì dường như chẳng có sự nguy hiểm ngay tức thì, tuy nhiên tai họa sẽ xảy ra trong suốt cuộc đời các bạn nếu các bạn không bỏ thuốc lá".

 

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại