Leopard 2 được biên chế lần đầu tiên vào Quân đội Cộng hòa Liên bang Đức từ những năm 1979, dự án Leopard 2 được phát triển nhằm thay thế cho Leopard I đã cũ, lỗi thời và không còn phù hợp nữa. Hiện nay, Leopard 2 là một trong những loại xe tăng chiến đấu chủ lực (MBT) phổ biến nhất trên thế giới, hầu hết các quốc gia tại Châu Âu đều sử dụng loại MBT này. Đã có đến 3480 chiếc Leopard 2S được xuất xưởng và biên chế cho các Lực lượng vũ trang trên thế giới.
Không chỉ ở Châu Âu và NATO, Leopard 2 còn được các quốc gia trên thế giới rất ưa chuộng. Singapore là một trong những quốc gia đầu tiên trên ở Châu Á sở hữu mẫu MBT tối tân, hiện đại này và hiện đang sở hữu loại Leopard 2SG hiện đại nhất Đông Nam Á.
Leopard 2 lần đâu tiên được thể hiện khả năng của mình trong Cuộc chiến Kosovo khi người Đức tham gia, sau đó là Cuộc chiến Afghanistan trong tay Đan Mạch và Canada với vai trò Lực lượng gìn giữ Hòa bình Liên hợp quốc.
Cho đến nay, có 2 phiên bản gốc được nâng cấp và phát triển là Leopard 2S và Leopard 2A. Phiên bản cố định của dòng 2A là 2A4, còn phiên bản tối tân, hiện đại nhất là Leopard 2A7. Phiên bản Leopard 2A4 được bọc thép khá dày quanh tháp pháo chính và quanh thân, đây được gọi là phiên bản cải tiến với một số lớp giáp mới như là lớp giáp Spall và lớp giáp composite thế hệ mới nhất. Hiện nay, tất cả các phiên bản đều được trang bị Laser tính toán khoảng cách và laser dẫn đường cho pháo thủ. Ngoài ra, nó còn được trang bị 1 súng máy 50mm đồng trục được sản xuất tại Đức và các hệ thống kiểm soát và điều chỉnh tầm nhìn.
Lịch sử phát triển
Leopard 1 được đưa vào sử dụng vào năm 1969, sau đó cac quan chức Bộ quốc phòng đã lên kế hoạch hiện đại hóa Leopard 1 với một số thiết bị mới được bổ sung. Trong dự án nâng cấp và phát triển này, tháp pháo cũ của Leopard 1 dự kiến được thay thế bằng khẩu Rheinmentall-144 nòng rãnh, cỡ nòng 120mm. Theo các kỹ sư nghiên cứu thì loại phảo này sẽ nâng lên đáng kể uy lực của Lepard 1 trên chiến trường.
Sau đó, người Mỹ và người Đức có liên kết hợp tác với nhau trong dự án MBT-70 (MBT-70 được gọi là Siêu chiến xa trên chiến trường). MBT-70 được coi là một bước đột phá của MBT nhờ các thiết kế độc đáo của tháp pháo, thân xe, và còn là sự kết hợp của 2 nền công nghiệp Quốc phòng lớn nhất khối NATO. Tuy nhiên, dự trù kinh phí của dự án siêu tăng này quá lớn nên Cộng hòa Liên bang Đức đã quyết định từ bỏ.
Năm 1970, Tập đoàn Krauss-Manffei lên kế hoạch phát triển một dự án mới để tham gia vào dự án của Bộ quốc phòng Cộng hòa Liên bang Đức. Sau đó 1 năm, dự án “Experimentalentwicklung“ (về sau được đổi lại thành Keiler) được tái khởi động sau 6 năm bị đình trệ do thiếu kinh phí. Dự án này được coi như là dự án thay thế cho MBT-70 nhằm phát triển một mẫu MBT mới phục vụ cho Quân đội CHLB Đức.
Đến năm 1971, dự án này chính thức được đặt tên “Leopard 2” và được xem là phiên bản tiếp theo của người tiền nhiệm Leopard 1, khung xe của Leopard 2 được phát triển dựa trên Lepard 1. Theo giám đốc của chương trình Lepard 2, đã có đến 17 khung sườn Leopard 2 được sản xuất nhằm phục vụ cho mục đích nghiên cứu, tuy nhiên chỉ có 16 chiếc được sản xuất.
Ngày 11-12-1974, đã có 1 biên bản ghi nhớ được ký và thỏa thuận giữa CHLB Đức - Hoa Kỳ trong dự án phát triển và nghiên cứu Leopard 2. Ngay sau đó, mẫu khung sườn số 6 đã được đưa đến Hoa Kỳ nhằm phục vụ cho công tác nghiên cứu và phát triển.
Theo quan điểm của các tướng lĩnh tăng thiết giáp từng tham gia thì cần nâng cao lớp giáp mới của Lepard 2. Sau khi đi đến quyết định cuối cùng, Leopard 2 sẽ không được trang bị lớp giáp Chobham truyền thống của khối NATO, thay vào đó lớp giáp composite đa tầng. Ngoài ra, còn có giáp Spall, lớp giáp hiện đại và mới nhất. Khi bị tấn công bởi các loại đạn pháo, nếu như lớp giáp composite bị công phá thì lớp giáp Spall sẽ hứng lấy quả đạn này. Do có tính đàn hồi cực kì lớn nên nó sẽ tạo thành một quả bong bóng phồng lên và chứa gọn quả đạn giảm sức tấn công đáng kể. Leopard 2 được trang bị một khẩu pháo Rheimentall 120mm được sản xuất tại CHLB Đức nhằm thay thế cho đề xuất loại pháo L7A3 của phía NATO, nòng rãnh và cỡ nòng 105mm.
Về phần lớp giáp Composite da tầng, mỗi tầng cách nhau 2mm, được bơm đầy khí Heli nhằm giảm thiểu tối đa khả năng công phá đến lớp giáp này. Các phiên bản Leopard 2A5, 2A6, 2A7 và 2A7+ được bọc lớp giáp composite này khá kĩ càng ở các vị trí được coi là điểm yếu của Leopard 2. Độ chịu đựng của các loại giáp được tính trên thang đo RHAe (Rolled homogeneous armour). Mức độ bọc thép trên 4 phiên bản trên ở phần thân dao động từ 590 – 690 RHAe, ngoài ra trên tháp pháo là nơi có mật độ bọc thép dày nhất lên đến 920-940 RHAe. Giáp của Leopard có khả năng chống chịu tất cả các loại mìn chống tăng, bên cạnh đó là khả năng chịu đựng các lên lửa chống tăng.