“Lá chắn thần Trung Hoa” Type 052D: Miếng mồi ngon của Mỹ - Nhật

Khu trục hạm phòng không Type 052D của Trung Quốc vừa bị chuyên gia Nhật đem ra mổ xẻ và cho rằng nó còn kém xa các chiến hạm Aegis của Mỹ.

Tạp chí “nghiên cứu quân sự” của Nhật Bản số ra tháng 9 đăng bài bình luận của các chuyên gia quân sự nước này cho rằng tàu khu trục mang biệt danh “Lá chắn thần Trung Hoa” hay “Aegis Trung Hoa” của Trung Quốc thực ra chỉ là “Hổ giấy”, liên minh Nhật - Mỹ có thể đánh chìm chúng chỉ trong nháy mắt.

Chuyên gia Nhật Bản chỉ ra rằng, hiện nay Trung Quốc đang đóng hàng loạt khu trục hạm phòng không kiểu mới, trang bị khả năng phòng không và phòng thủ tên lửa kiểu Aegis, thuộc lớp Lữ Dương II và Lữ Dương III, Type 052C/D, mang tên lửa phòng không tầm xa Hải Hồng Kỳ 9 (HHQ-9).

Tiêu biểu cho các lớp này là khu trục hạm Type 052C - lớp Lữ Dương II (ví dụ tàu khu trục mang số hiệu 170 Lan Châu) và tàu khu trục Type 052D - Lữ Dương III (ví dụ như tàu mang số hiệu 172 Côn Minh). Hai khu trục hạm này nhìn bên ngoài là bản sao của tàu khu trục lớp Arleigh Burke của Mỹ nên nó được gọi là “Aegis Trung Quốc”.

Kanwa: TQ trang bị tên lửa Club-N cho Type 052D Kanwa: TQ trang bị tên lửa "Club-N" cho Type 052D

Theo Kanwa, dù gặp phải nhiều vấn đề với động cơ nhập khẩu từ Ukraine, tàu khu trục Type 052D Trung Quốc vẫn được coi là mối đe dọa lớn với Mỹ ở Tây Thái Bình Dương.

Tính năng mù mờ của “lá chắn thần Trung Hoa”

Tàu Lan Châu và Côn Minh được lắp radar mạng pha điện tử, phía trước và phía sau đều được trang bị hệ thống phóng thẳng đứng (VLS), có thể phóng tên lửa phòng không HHQ-9 (biến thể trên hạm của hệ thống phòng không mặt đất HQ-9) tầm bắn xa trên 150 km, độ cao vài chục km.

Bởi vì hình dáng như tàu lớp Aegis của Mỹ, lại ra đời sau gần 30 năm nên mọi người cho rằng nó có tính năng vượt trội. Nhưng hai chiến hạm này có những điểm không tương đồng về hệ thống phóng thẳng đứng và radar, đây là điểm then chốt để phân biệt giữa 2 lớp tàu Aegis của Mỹ và Trung Quốc.

Chiến hạm Aegis phóng tên lửa phòng không Standard Missiles 3 (SM-3)

Chiến hạm Aegis phóng tên lửa phòng không Standard Missiles 3 (SM-3)

Hệ thống phóng của tàu Lan Châu được trang bị 48 quả tên lửa phòng không còn tàu Côn Minh thì có tới 64 quả. Hệ thống phóng của lớp tàu trước có hình ống tròn, mỗi một cụm ống được trang bị 6 quả tên lửa HHQ-9, phía boong trước có 6 cụm ống phóng, phía boong sau có 2 cụm ống phóng.

Còn cả phía trước và sau của Type 052D đều được trang bị 4 cụm 8 ống phóng thẳng đứng. Hệ thống phóng thẳng đứng được trang bị tên lửa phòng không HHQ-9, nhưng không rõ nó có thể bắn được tên lửa phòng không nào khác hay không.

Có một vài ý kiến cho rằng, hệ thống phóng thẳng đứng của khu trục hạm Type 052D có thể phóng loại ngư lôi chống ngầm “Y-8”, tương đương với tên lửa chống ngầm ASROC của Mỹ. Loại ngư lôi này được phát trên trên cơ sở của tên lửa chống hạm thế hệ YJ-8, nhưng chưa rõ tính năng kỹ chiến thuật của nó như thế nào.

Radar của hai tàu này cũng hoàn toàn khác nhau. Khu trục hạm Type 052C có chụp radar hình cung, còn radar của tàu Côn Minh thì lộ hẳn ra và độ cao lắp đặt của hai loại này cũng cao thấp khác nhau. Tuy 2 loại radar này có điểm khác biệt nhưng các nước phương Tây vẫn đặt cho chúng cùng một biệt danh là “mắt rồng”.

Đương nhiên, những điểm khác nhau này chỉ là vấn đề về nhận biết, còn chúng không có gì khác nhau trong sử dụng thực tế. Tuy hai loại khu trục hạm này không giống nhau nhưng lại có thể hoán đổi sử dụng cho nhau, cho nên có thể nói chúng là “huynh đệ”.

Tàu khu trục Type 052C số hiệu 170 Lan Châu của Trung Quốc

Tàu khu trục Type 052C số hiệu 170 Lan Châu của Trung Quốc

Cũng liên quan đến các bộ phận khác của “Lá chắn thần Trung Hoa”, hai tàu này cũng không khác nhau là mấy, không giống như những khác biệt lớn khi so sánh với tàu khu trục Thâm Quyến (Type 051B).

Cho dù lượng giãn nước là 7.000 tấn, dài 155m, hay là cách sử dụng kết cấu lắp đặt động cơ, cự ly hành trình tương đối ngắn và cách sử dụng hỏa lực cũng như trực thăng hạm ở hai chiến hạm này đã được tiêu chuẩn hóa hơn, có khả năng hệ thống sonar thủy âm gắn dưới đáy tàu là loại DUBV-23 của Pháp.

Nhưng đánh giá về số lượng tàu được đóng thì hai tàu lớp này có chỗ không giống với loại khu trục hạm kiểu cũ. Type 052C sẽ được đóng 6 chiếc, Type 052D sẽ có khoảng 8-10 chiếc, phá bỏ thông lệ cũ mỗi lớp tàu chỉ đóng số lượng rất ít của Trung Quốc.

Bài báo cho biết, tính năng của “Aegis Trung Hoa” vẫn không được tiết lộ nhiều với bên ngoài. Tuy nhiên qua quan sát ngoại hình và các tham số lý thuyết, dường như nó có khả năng phòng không rất cao, tuy nhiên điều đó vẫn chưa làm rõ được tính năng cụ thể. Chưa kể việc liên kết các hệ thống có được tự động hóa hay không thì bên ngoài không ai biết được.

Trung Quốc điều tàu khu trục hiện đại nhất đến Biển Đông Trung Quốc điều tàu khu trục hiện đại nhất đến Biển Đông

Tàu khu trục mang tên lửa dẫn đường Côn Minh đã đến Biển Đông để tham gia một cuộc tập trận vào đầu tháng 10.

Trung Quốc thiếu “động lực nghiên cứu”

Theo bình luận của các chuyên gia Nhật, các nguồn lực đầu tư phát triển hệ thống phòng không hạm như ngân sách, chất lượng con người, thời gian nghiên cứu, động lực phát triển… có mối liên hệ tương hỗ với nhau. Suy đến cùng, “Lá chắn thần Trung Hoa” không vượt qua được “Aegis”, dẫn đến Trung Quốc không theo kịp được Mỹ.

Tàu khu trục Type 052D số hiệu 172 Côn Minh của Trung Quốc

Tàu khu trục Type 052D số hiệu 172 Côn Minh của Trung Quốc

Bài viết nói rằng, Hoa Kỳ đã làm việc với sự nhiệt tình cao độ để nghiên cứu ra “Aegis”, bởi vì sự tồn tại của Liên Xô sẽ là nguy cơ thực sự đối với mộng bá chủ thế giới của Mỹ nên mục đích nghiên cứu khoa học là rất rõ ràng, trong quá trình nghiên cứu hết sức cẩn thận tỉ mỉ.

Hiện nay, các hệ thống có liên quan, radar, tên lửa đều là những sản phẩm vượt trội trên bình diện thế giới. Tính logic trong các hệ thống cơ bản, khả năng đối phó với các mối uy hiếp đều được thử nghiệm lặp đi lặp lại trong một thời gian dài, đánh giá cơ bản không có sai sót gì.

Còn đối với Trung Quốc thiếu hẳn động lực trong quá trình nghiên cứu “Aegis Trung Hoa”. Ví dụ Trung Quốc không có mục tiêu rõ ràng, ví dụ như khi “phá chuỗi đảo thứ nhất, liền vấp phải đòn tấn công bão hòa của Mỹ - Nhật” nên nghiên cứu cũng không triệt để. Trên thực tế, về phương diện nghiên cứu radar và tên lửa thì Trung Quốc có phần hơi “dễ dãi”.

Nhưng tính năng của “Lá chắn thần Trung Hoa” chưa hoàn toàn công khai, “Aegis” của Mỹ cũng có những phần giấu kín không lộ ra, nên hiện nay mọi so sánh cụ thể về hai loại tàu này cũng chỉ là tương đối.

Ngoài ra, cũng không thể so sánh trực tiếp được, bởi vì về mặt phòng không hạm, khả năng phòng thủ cực hạn trước đòn tấn công bão hòa của đối thủ là hạt nhân cốt lõi trong tính năng của một chiến hạm Aegis, nhưng điểm giới hạn này rất khó mô tả đơn giản như “một chiếc tàu chiến có thể chịu đựng được bao nhiêu quả tên lửa tấn công”.

Cận ảnh lăp đặt radar AN SPY-1 trên chiến hạm Aegis Mỹ

Cận ảnh lăp đặt radar AN/SPY-1 trên chiến hạm Aegis Mỹ

Bởi vì trong điều kiện thực chiến, khả năng phòng không hạm còn chịu sự chi phối của rất nhiều yếu tố khác như số lượng tàu chiến đi kèm, sự phối hợp giữa máy bay hộ tống và các hệ thống trinh sát, giám sát và cảnh báo sớm “bên ta”…, thông số kỹ thuật tên lửa cũng như thời gian bắn và mật độ bắn…. của đối phương.

Tuy nhiên, “Aegis” của Trung - Mỹ có thể làm được như vậy hay không thì phải đem ra so sánh đối chiếu. Tàu khu trục Mỹ có thể chịu được sự tấn công bão hòa của Liên Xô và cũng có thể chịu được các đợt tấn công liên tiếp của Trung Quốc nhưng “Aegis Trung Hoa” lại không thể đối phó với các cuộc tấn công bão hòa bằng tên lửa của Mỹ hay Nhật Bản.

Báo TQ: Type 052D vẫn chưa đủ lớn để bảo vệ Trung Quốc Báo TQ: Type 052D vẫn chưa đủ lớn để bảo vệ Trung Quốc

(Soha.vn) - Tân Hoa Xã cho rằng Hải quân Trung Quốc vẫn cần nhiều loại tàu chiến lớn hơn Type 052D để chống lại các mối đe dọa tại châu Á-Thái Bình Dương.

Khác nhau cơ bản trong "động cơ nghiên cứu" của Trung-Mỹ

Chuyên gia Nhật Bản cho biết, trên thực tế, Aegis Trung Quốc có những mâu thuẫn với động cơ nghiên cứu, phát triển ra nó. Điểm này cũng dẫn đến sự khác biệt của radar và tên lửa mang theo.

Mục đích ban đầu của Aegis Mỹ là đối phó với sự tiến công của Liên Xô. Sau những năm 60 của thế kỷ trước, kế hoạch của Liên Xô chính là sử dụng máy bay, tàu mặt nước và tàu ngầm tiến công hạm đội của Mỹ từ nhiều hướng khác nhau. Liên Xô đã đạt được thành công.

Năm 1975, khi Liên Xô tổ chức diễn tập trên biển, có người nói “quân đội Xô viết chỉ trong vòng 90 phút đã có 100 quả tên lửa chống hạm bắn trúng mục tiêu”. Mà 100 quả chưa phải là giới hạn cuối cùng, quân Liên Xô có thể cùng lúc bắn 200-300 quả tên lửa vào chiến hạm đối phương.

Tuần dương hạm CG-63 USS Cowpens phóng tên lửa Standard Missiles 2 (SM-2)

Tuần dương hạm CG-63 USS Cowpens phóng tên lửa Standard Missiles 2 (SM-2)

Đối mặt với các mối đe dọa, các thiết bị của hệ thống Aegis Mỹ được chế tạo rất nghiêm túc, về cơ bản được phát triển từ con số không đến các hệ thống tối tân hiện nay. Radar chuyên dụng AN/SPY-1 có thể tránh được hiện tượng trễ do phải quay tròn (radar vô hướng), mà tên lửa SM-2 cũng được chế tạo trên tiêu chí tiết kiệm thời gian điều khiển.

Ngoài ra, sau khi Aegis được đưa vào biên chế, hải quân Mỹ vẫn không ngừng cải tiến nâng cấp. Theo nguồn tin công khai, sau này hải quân Mỹ tăng cường thêm khả năng tác chiến hiệp đồng (CEC) và khả năng thích ứng với các tên lửa chống hạm kiểu mới. Mặt khác, Mỹ không ngừng nghiên cứu các phần mềm ưu việt và logic để cải tiến nâng cấp.

Chuyên gia Nhật Bản cho rằng, khi các nhân viên nghiên cứu khoa học quốc phòng Trung Quốc nghiên cứu chế tạo “Lá chắn thần Trung Hoa” thiếu đi sự nhiệt tình và động lực nghiên cứu như khi Mỹ chế tạo Aegis. Nếu họ không có “vấn đề tất yếu phải đối phó” thì các tính năng cuối cùng cũng chỉ là hời hợt.

Thực tế, “Aegis Trung Hoa” chỉ là tích hợp các hệ thống đã có. Cho nên, khả năng tác chiến của nó cũng không thể vượt xa hệ thống cũ được.

Khả năng Aegis của Mỹ thì hoàn toàn khác, sự khác nhau trong các giai đoạn nghiên cứu kỹ thuật và động lực trong nghiên cứu đã giúp Mỹ xây dựng được một lực lượng hải quân hùng mạnh nhất trên thế giới.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại