Kỳ tích của Iran: Tiêm kích Mỹ mang được tên lửa Nga

Bạch Dương |

Việc những chiếc tiêm kích F-14 của Iran vẫn hoạt động tốt sau hơn 30 năm phục vụ dưới ảnh hưởng nặng nề từ lệnh cấm vận vũ khí của Mỹ quả là một kỳ tích hiếm có.

F-14 Tomcat là loại máy bay tiêm kích hạm cánh cụp cánh xòe 2 động cơ 2 chỗ ngồi được thiết kế cho Hải quân Mỹ. Có tất cả 712 chiếc F-14 các phiên bản đã được chế tạo trong đó có 80 chiếc sản xuất để bán cho Không quân Hoàng gia Iran dưới thời kỳ cầm quyền của nhà vua Mohammad Reza Pahlavi.

Trong thời kỳ vua Shah nắm quyền từ năm 1976 - 1978, Không quân Iran đã nhận được 79 chiến đấu cơ F-14 trong tổng số 80 chiếc đặt hàng và 285 tên lửa AIM-54 Phoenix trong tổng số 714 tên lửa đã đặt mua.

Với số lượng lớn máy bay F-14 cùng tên lửa AIM-54 Phoenix và AIM-7 Sparrow, Không quân Iran được đánh giá là lực lượng mạnh nhất khu vực vào thời điểm cuối những năm 1970. Trong ảnh: F-14 của Iran mang theo tên lửa AIM-54 và AIM-7 dưới cánh.

Cuộc cách mạng Hồi giáo ở Iran năm 1979 lật đổ vua Shah đã làm xấu đi quan hệ với Mỹ, chiếc F-14 thứ 80 đã bị ngừng chuyển giao, một số chiếc đã nhận cũng đã bị phá hủy theo lệnh của vua Shah.

Tiếp đó, trong cuộc chiến tranh Iran - Iraq có thêm 13 chiếc F-14 nữa bị phá hủy do cả nguyên nhân bị mất trong chiến đấu và tai nạn khi vận hành.

Thách thức phải duy trì hoạt động số F-14 Tomcat còn lại trong tình cảnh chịu lệnh cấm vận của Mỹ khiến nguồn cung phụ tùng và vũ khí bị cắt đứt hoàn toàn thực sự là một bài toán cực kỳ nan giải với Không quân Iran.

Tuy nhiên đứng trước khó khăn, phẩm chất can trường và sự sáng tạo của người Hồi giáo Iran lại được thể hiện rõ hơn bao giờ hết.

Bên cạnh việc tự nghiên cứu sản xuất trong nước các phụ tùng thiết yếu, F-14 của Iran còn được hiện đại hóa bằng thiết bị điện tử hàng không thế hệ mới của Trung Quốc. Đặc biệt sự sáng tạo tài tình của các kỹ sư đã cho phép chiếc tiêm kích Mỹ này sử dụng các loại vũ khí do Nga sản xuất. Trong ảnh: F-14 của Iran trang bị tên lửa không đối không R-27.

Việc những chiếc F-14 của Iran sử dụng được cả vũ khí hệ Nga và hệ Mỹ thực sự là một kỳ tích, đáng để cho nhiều quốc gia khác trong đó có Việt Nam phải học hỏi.

Sau khi Hải quân Mỹ cho F-14 nghỉ hưu vào năm 2006, Không quân Iran là quốc gia duy nhất vẫn còn loại tiêm kích cánh cụp cánh xòe này trong biên chế.

Sau khi cho F-14 nghỉ hưu, Mỹ còn ra một quy định cấm chuyển giao những chiếc F-14 này cho quốc gia khác vì sợ rằng Iran có thể bằng cách nào đó lấy được phụ tùng về lắp cho F-14 của mình. Nhưng có vẻ Mỹ đã hơi lo xa, những chiếc F-14 của Iran được dự báo sẽ vẫn còn tiếp tục hoạt động trong nhiều năm nữa với vai trò tiêm kích đánh chặn chủ lực của quốc gia Hồi giáo này.

Nếu Mỹ hay Israel có ý định mở cuộc tập kích bằng không quân vào Iran thì những chiếc tiêm kích cánh cụp cánh xòe F-14 này sẽ là một đối thủ cực lớn mà họ phải tìm cách vượt qua.

Máy bay tiêm kích F-14 của Iran

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại