Hai năm qua, Trung Quốc tăng cường phô trương thanh thế quân sự, đe dọa láng giềng. Tuy nhiên, những người am hiểu quân sự thì “con ngáo ộp” Trung Quốc chưa dọa được ai. Trái lại, trên thế giới có rất nhiều loại vũ khí khiến Trung Quốc phải run sợ. Loạt bài của chúng tôi sẽ lần lượt giới thiệu về các loại vũ khí này.
Tên lửa Kh-35(tiếng Nga: X-35, mã hiệu: 3M24, NATO gọi là AS-20) là là loại tên lửa chống tàu tốc độ cận âm, có thể phóng từ nhiều phương tiện khác nhau (tàu chiến, máy bay, trực thăng, bệ phóng di động).
Tên lửa được phát triển bởi Phòng thiết kế Zvezda (Tổng Công ty Tên lửa Chiến thuật) vào năm 1983 nhằm thay thế cho P-15 Termit đã lỗi thời. Các nước sở hữu Kh-35 hiện nay bao gồm Nga, Ấn Độ, Việt Nam, Iran, Angeria, Myanmar.
Tên lửa hành trình diệt hạm Kh-35
Kh-35 dài 4,40m, sải cánh 0,93m, đường kính 0,42m, trọng lượng phóng 630kg, phiên bản dùng cho máy bay không có động cơ phóng dài 3,85 m, nặng 520 kg, phiên bản dùng cho trực thăng dài 4,40 m, nặng 610 kg.
Cấu tạo bên trong: 1- Đầu tự dẫn; 2- Đầu chiến đấu; 3-Bộ tự hủy; 4- Hệ thống điều khiển quán tính; 5- Máy đo cao; 6- Cửa hút gió; 7-Hệ thống nhiên liệu; 8- Động cơ tuabin phản lực; 9-Máy lái; 10-Động cơ phóng
Phiên bản Kh-35 phóng từ máy bay không có động cơ phóng
Động cơ phóng
Trên thân quả đạn có 4 cánh nâng ở giữa thân để tạo lực nâng cho tên lửa, 4 cánh lái ở đuôi và 4 cánh ổn định lắp trên động cơ phóng. Tên lửa được đặt trong các ống phóng, thuận tiện cho việc vận chuyển và bảo quản. Khi đặt trong ống phóng, các cánh đều gập lại được và được mở khi ra khỏi ống phóng.
Các cánh trên tên lửa gập lại
Ống phóng tên lửa trên tàu
Với phần chiến đấu dạng xuyên (phá-mảnh-cháy) của Kh-35 nặng 145 kg, Kh-35 có khả năng đánh chìm tàu chiến lượng giãn nước chừng 5.000 tấn. Khi tấn công tàu địch, tên lửa xuyên hoàn toàn vào thân tàu 3-4 m rồi mới phát nổ nên sức công phá rất mạnh. Để loại khỏi vòng chiến một tàu khu trục cần 2 tên lửa, một tàu tên lửa nhỏ cần 1 quả.
Khi chiến đấu, dữ liệu về mục tiêu được nạp vào tên lửa từ tàu phóng hoặc từ các nguồn bên ngoài. Kh-35 sử dụng động cơ phóng - tăng tốc là động cơ tên lửa nhiên liệu rắn, khi bắt đầu giai đoạn hành trình động cơ phóng được tách ra. Giai đoạn hành trình sử dụng động cơ tuabin phản lực, sử dụng nhiên liệu là dầu T1.
Đầu chiến đấu
Đầu tự dẫn
Trong hành trình bay, Kh-35 bay ở độ cao 10-15 m, được dẫn đường bằng hệ định vị quán tính ở pha giữa và dùng radar chủ động ARGS-35E (kích hoạt khi cách mục tiêu 20km) ở pha cuối.
Ở giai đoạn tiếp cận mục tiêu, quả đạn hạ độ cao xuống còn 3-5m so với mặt nước biển khiến cho hệ thống đối phó trên chiến hạm địch rất khó đánh chặn. Vơi độ cao cực thấp này tên lửa Kh-35 xứng đáng với biệt danh là sát thủ ẩn mình sau ngọn sóng.
Độ cao bay cực thấp của Kh-35 trong một cuộc thử nghiệm, khoảng 3m.
Quỹ đạo bay của tên lửa Kh-35
Kh-35 có nhiều loại biến thể khác nhau, bao gồm:
Kh-35 3M-24: phiên bản cơ sở, trang bị cho Nga, tầm bắn 120 km, từ năm 2003.
Kh-35E 3M-24E: phiên bản xuất khẩu của Kh-35, chữ E viết tắt của export-xuất khẩu, tầm bắn 130 km, từ năm 2003.
Kh-35U: phiên bản nâng cấp, trang bị cho Nga, tầm bắn tới 260 km, (dùng radar chủ động Gran-KE có tầm trinh sát tới 50km), phần cải tiến về động cơ có thể quan sát qua hình dạng bên ngoài.
Kh-35UE: phiên bản xuất khẩu của Kh-35U, trang bị cho Nga, tầm bắn tới 260 km, (dùng radar chủ động Gran-KE có tầm trinh sát tới 50km), đang phát triển.
Kh-35V: phiên bản phóng từ trực thăng, trang bị cho Nga.
Kh-35VE: phiên bản xuất khẩu của Kh-35V.
3M-24EMV: phiên bản xuất khẩu không có đầu đạn để làm mục tiêu bay.
Các biến thể Kh-35E và Kh-35UE
Cận cảnh tên lửa Kh-35E
Cận cảnh tên lửa Kh-35UE với phần động cơ hành trình được cải tiến so với Kh-35E
Hải quân Nhân dân Việt Nam đang sử dụng biến thể Kh-35E có tầm bắn 130km. Theo dữ liệu của Viện Nghiên cứu Hòa bình Quốc tế Stockhom (SIPRI), năm 2004, Việt Nam đã ký thỏa thuận mua 400 quả Kh-35E. Việc chuyển giao hoàn tất trong giai đoạn 2008-2012.
Tên lửa Kh-35 trên tàu tên lửa Đinh Tiên Hoàng
Ngoài ra, năm 2012, hãng thông tấn Ria Novosti đưa tin, Việt Nam và Nga đã bắt đầu hợp tác phát triển tên lửa chống tàu dựa trên Kh-35E.
Theo các quan chức Nga, dự án sẽ thực hiện theo mô hình tương tự Liên doanh BrahMos Aerospace của Nga - Ấn Độ hợp tác phát triển tên lửa chống tàu siêu thanh BrahMos dựa trên loại P-800 Yakhont.
Mời các bạn đón đọc kỳ 6: Tên lửa Kh-35 thanh gươm chiến trận của hai vị vua nước Việt