Những năm qua Trung Quốc liên tục trình làng những vũ khí khủng do chính TQ nghiên cứu và chế tạo. Tuy nhiên phương Tây lại dành nhiều sự nghi ngờ và coi thường cho “những niềm tự hào” này. Chúng ta hãy xem thực hư phương Tây nói về “những con hổ giấy” này như thế nào?
Với sự sụp đổ của Liên Xô, quyền sở hữu con tàu được chuyển cho Ukraine, chiếc tàu được để dành, không được bảo dưỡng và sau đó ở tình trạng trơ trụi. Tới đầu năm 1998, tàu không có động cơ, bánh lái, hầu hết các hệ thống hoạt động và được đưa ra bán đấu giá.
Đến năm 2002, tàu về đến Trung Quốc và neo tại cảng Đại Liên thuộc thành phố Liêu Ninh. Ban đầu, nó được mua với giá 20 triệu USD nhằm biến thành một sòng bạc nổi. Sau khi được cải tạo, Trung Quốc cho ra đời tàu sân bay đầu tiên với tên gọi là Liêu Ninh, tàu được neo đậu tại cảng Thanh Đảo, Sơn Đông.
Tàu sân bay Liêu Ninh tại cảng Thanh Đảo, Sơn Đông
Vị trí cảng Thanh Đảo, Sơn Đông, Trung Quốc (ảnh chụp lại từ google)
Tàu Liêu Ninh dài 300 m, trọng tải 60.000 tấn, sức chứa 50 máy bay. Phía Trung Quốc không ngừng khoa trương về sức mạnh của tàu Liêu Ninh, nhưng phương Tây lại dành cho nó một cái nhìn khinh thường, chỉ là “con hổ giấy”, “lá bài gió”.
Tờ “Luận cứ mỗi tuần” của Nga ngày 18/10/2012 mô tả Liêu Ninh là một đống đổ nát và được khôi phục lại một cách chắp vá, vĩnh viễn không thể chiến đấu được.
Tờ báo viết: “Người Mỹ hầu như lập tức đã hiểu rõ ý đồ thực sự của Trung Quốc (khi mua tàu), vì vậy gây sức ép, buộc Ukraine dỡ bỏ hầu như tất cả mọi thứ có thể dỡ bỏ trước khi bán tàu sân bay. Nga cũng yêu cầu phía Ukraine dỡ bỏ một số thiết bị và tất cả những linh kiện bí mật…
Do đó, tình hình tàu sân bay cực kỳ khó khăn, phần lớn thiết bị đều phải lắp ráp lại, thậm chí là cả động cơ chính. Một phần dây cáp điện trên tàu sân bay cũng bị dỡ bỏ, các thiết bị còn thừa cũng bị làm cho khó nhận dạng được. Tất cả các thiết bị điện tử, vô tuyến điện và trang bị vũ khí đều bị dỡ bỏ hết. Trên thực tế, tàu sân bay Varyag khi đó chỉ còn thừa một cái vỏ rỗng và một số thiết bị cũ nát không biết có dùng được nữa hay không.”
Tờ The Dong-a Ilbo còn khẳng định Liêu Ninh được lắp động cơ tàu hàng thông thường với tốc độ tối đa chưa đến 20 hải lý/giờ (37 km/giờ).
Tàu sân bay Liêu Ninh được kéo từ Ukraine về Trung Quốc
Liêu Ninh được dựng lại từ đống đổ nát
Tờ báo Nga Rossyskaya Gazeta cho biết, tất cả những gì viết về lễ tiếp nhận trọng thể tàu sân bay Liêu Ninh vào biên chế hải quân Trung Quốc diễn ra ngày 25/9/2012 đều là sự thật, trừ một điều - thực tế đó không phải là tàu sân bay đúng nghĩa. Tất cả những lễ nghi rầm rộ với sự tham gia của các yếu nhân hàng đầu Trung Quốc chỉ để tạo hình ảnh về chính trị. Nếu so sánh “tàu sân bay lớp 001 Liêu Ninh” của Trung Quốc và tàu Vikramaditya của Ấn Độ, có thể khẳng định: hải quân Trung Quốc đã nhận được một thứ mô hình tàu sân bay, còn Hải quân Ấn Độ sẽ có một chiến hạm tuyệt vời, tốt vào bậc nhất trong các tàu cùng loại.
Lễ khánh thành tàu sân bay Liêu Ninh
Các báo nước ngoài miêu tả với sơn màu trắng rất dễ bộc lộ trên nền nước biển xanh thẩm cùng hệ thống đèn màu sặc sỡ về đêm, Liêu Ninh trông giống như một khu vui chơi giải trí hơn là một tàu sân bay.
Sặc sỡ trong đêm như khu giải trí hơn là một tàu sân bay
Mời các bạn đón xem kỳ 4: Liêu Ninh chỉ là miếng mồi ngon trên biển