Kịch bản trận không chiến Trung - Nhật ở biển Hoa Đông

Tuyên bố thiết lập "Vùng nhận dạng phòng không" trên biển Hoa Đông của TQ vấp phải sự phản đối mạnh mẽ từ phía Mỹ và Nhật Bản. Liệu 1 cuộc không chiến có nguy cơ bùng nổ?

Lực lượng chiến đấu cơ J-10 của Trung Quốc

Hôm 23/11, Trung Quốc đã bất ngờ tuyên bố thiết lập "Vùng nhận diện phòng không" trên biển Hoa Đông bao gồm cả không phận quần đảo Senkaku/Điếu Ngư tranh chấp chủ quyền với Nhật Bản.

Ngay sau động thái của Bắc Kinh, Mỹ và Nhật Bản khẳng định họ không công nhận "Vùng phòng không" và điều máy bay quân sự tới "trêu ngươi" Trung Quốc. Điển hình, hôm 25/11, Mỹ đã điều động 2 máy bay ném bom B-52 không trang bị vũ khí tới "Vùng phòng không" mà không thông báo trước cho Bắc Kinh.

Chỉ 2 ngày sau (27/11), Không quân Trung Quốc đã phái các chiến đấu cơ J-11 và Su-30 cùng một máy bay cảnh báo sớm KJ-2000 tới trinh thám "Vùng phòng không".

Theo tác giả Kyle Mizokami, khả năng Bắc Kinh sử dụng "Vùng phòng không" để răn đe Tokyo và tiêu diệt các máy bay quân sự của Nhật Bản. tuy nhiên, cuộc chiến giữa 3 cường quốc sở hữu những vũ khí không chiến hiện đại nhất thế giới sẽ có những cái kết đầy bất ngờ.

Dưới đây là viễn cảnh một cuộc không chiến trong "Vùng phòng không" được ông Mizokami xây dựng:

Kế hoạch tấn công

Chiến đấu cơ J-11

Trung Quốc sẽ lên kế hoạch mai phục các máy bay tuần tra không quân của Nhật Bản như máy bay do thám hàng hải P-3C Orion và các chiến đấu cơ F-15J Eagle – vốn chịu trách nhiệm tuần tra hàng ngày không phận quần đảo Ryukyu và Senkaku, cách đất liền Nhật Bản về phía nam vài dặm.

Trong đó, phần cực nam của hai quần đảo trên vốn nằm sát với lãnh thổ của Trung Quốc. Quân đội Nhật Bản lại bị giới hạn năng lực bảo vệ lãnh thổ hai quần đảo này khỏi sự xâm chiếm từ quốc gia láng giềng. Do đó, nhiệm vụ hàng ngày của các máy bay Nhật Bản tại không phận này chỉ nhằm trấn an lòng tin của người dân địa phương.

Nếu cuộc tấn công nhằm vào máy bay Orion thành công, Trung Quốc có thể bắn hạ máy bay cảnh báo sớm trên không E-2C Hawkeye hoạt động tại khu vực phía tây nam đảo Okinawa. Việc Trung Quốc phá hủy 4 máy bay và khiến 21 phi công thiệt mạng sẽ gây tổn thất lớn cho Nhật Bản

Trong khi đó, Không quân Trung Quốc dự định điều động 3 nhóm tác chiến trên không chống Nhật Bản. Đầu tiên, 4 chiến đấu cơ J-11B sẽ bắn hạ các máy bay hộ tống F-15 nhằm vô hiệu hóa khả năng bảo vệ máy bay tuần tra Orion.

Nhóm không chiến thứ hai của Trung Quốc là 4 chiến đấu cơ đa nhiệm J-10 chịu trách nhiệm bắn hạ máy bay Orion và cả Hawkeye của Nhật Bản.

Nhóm tác chiến thứ ba của Trung Quốc là máy bay cảnh báo sớm trên không KJ-2000 được một phi đội máy bay hộ tống hỗ trợ. Theo đó, KJ-2000 sẽ hoạt động ngoài vùng không chiến và nhận nhiệm vụ bảo vệ khu vực bờ biển của Trung Quốc.

Hiện nay, toàn bộ các chiến đấu cơ của Trung Quốc đã được trang bị vũ khí tới tận răng. Điển hình, các máy bay J-11 mang theo hệ thống tên lửa tầm xa PL-12 cùng 4 tên lửa tầm ngắn PL-9.

Lực lượng Phòng vệ Nhật Bản

Chiến đấu cơ F-15J

Lực lượng Phòng vệ trên không Nhật Bản (JASDF) đã điều động các máy bay chiến đấu làm nhiệm vụ tuần tra trong không phận quốc gia và bảo vệ máy bay P-3 của Lực lượng Phòng vệ bờ biển nước này bằng 2 tiêm kích F-15.

Dù không có khả năng tham chiến đối đấu trên không, nhưng các máy bay chiến đấu F-15 đều được trang bị hệ thống vũ khí hạng nhẹ gồm 2 tên lửa tầm xa AAM-4 cùng 2 tên lửa IR tầm ngắn AAM-3.

Không quân Mỹ hiện đang triển khai 2 chiến đấu cơ tàng hình F-22 Raptor hoạt động diễn tập tại khu vực phía đông nam quần đảo Okinawa. Trong bối cảnh căng thẳng quân sự gia tăng tại khu vực châu Á, các chiến đấu cơ F-22 đã được trang bị 6 tên lửa tầm xa AMRAAM và 2 tên lửa tầm ngắn Sidewinder.

Tokyo là đồng minh thân thiết của Washington nên Không quân Mỹ có thể điều động các máy bay Raptor tới hỗ trợ Nhật Bản khi cần thiết. Đồng nghĩa với việc dù lên kế hoạch chuẩn bị kỹ lưỡng, Không quân Trung Quốc cũng không thể đối chọi sức mạnh tấn công của bộ đôi F-15 và Raptor.

Mai phục

Mỗi chiến đấu cơ F-15 của Nhật Bản được trang bị 2 tên lửa AAM-4. Nhằm tăng cơ hội bắn hạ các máy bay quân sự của Trung Quốc, các phi công F-15 sẽ dùng tên lửa AAM-4 để bắn rơi máy bay J-11 của Trung Quốc. Ngoài ra, nhận thấy mối đe dọa tấn công từ đối phương, Nhật Bản đã quyết định mua các máy bay giám sát hàng hải Orion của Mỹ.

Tấn công đáp trả, Trung Quốc sẽ cho phóng 10/16 tên lửa PL-12 phá hủy lực lượng tên lửa của Nhật Bản. Do các chiến đấu cơ của Trung Quốc không thể bắn hạ thế hệ tên lửa tầm xa thứ ba, chúng sẽ nhanh chóng tản mạn khắp bầu trời để tránh bị tiêu diệt.

Tuy nhiên, cơ hội sống sót của các chiến đấu cơ F-15 là khá mỏng manh. Mặc dù được trang bị tên lửa, song F-15 không thể đọ với số lượng tên lửa PL-12 đông đảo.

Ngay cả khi khả năng bắn hạ máy bay của các tên lửa của Trung Quốc là khá thấp, song với phương án bắn cùng lúc 10 tên lửa vào một mục tiêu, chỉ một phút sau, các chiến đấu cơ F-15 sẽ biến mất khỏi màn hình radar theo dõi.

Trong khi đó, 4 tên lửa AAM-4 của Nhật Bản mới có thể bắn hạ một chiến đấu cơ J-11 của Trung Quốc, khiến 3 tiêm kích còn lại có cơ hội xâm nhập không phận Nhật Bản.

Phản công

Khi các chiến đấu cơ J-11 săn đuổi bắn hạ máy bay cảnh báo sớm Orion, các tiêm kích F-15 sẽ tập trung vào mục tiêu tấn công và dùng 2 tên lửa AAM-4 để tiêu diệt mỗi chiếc J-11 của Trung Quốc.

Tại thời điểm máy bay cảnh báo sớm Orion chạy tháo thân, 2 chiến đấu cơ F-22 của Mỹ đang làm nhiệm vụ diễn tập tại phía đông quần đảo Okinawa sẽ nhanh chóng được triển khai tham gia không chiến với tốc độ di chuyển 1.610 km/h. Kết quả toàn bộ chiến đấu cơ của Trung Quốc sẽ bị thiêu rụi.

Chiến đấu cơ siêu hạng F-22 Raptor bị bắn hạ

F-22 Raptors

Dù đạt vận tốc tối đa, máy bay cảnh báo sớm Orion vẫn chậm hơn so với các chiến đấu cơ của Trung Quốc.

Tuy nhiên, các tướng chỉ huy quân đội Mỹ và Nhật Bản tin rằng lực lượng chiến đấu cơ F-22 sẽ chiếm ưu thế dẫn đầu trong các cuộc không chiến. Mỗi Raptor được trang bị 6 tên lửa AMRAAM, đồng nghĩa quân đội Mỹ có 12 tên lửa AMRAAM để triệt hạ 5 chiến đấu cơ của Trung Quốc. Theo đó, các phi công lái F-22 sẽ dùng 2 tên lửa AMRAAM để bắn hạ máy bay đối phương.

Mặc dù, khả năng tiêu diệt máy bay đối phương của các tên lửa Trung Quốc là khá thấp song với việc điều động ít nhất 12 tiêm kích J-10 và J-11 chỉ để truy đuổi một chiến đấu cơ Raptor, việc bắn hạ Raptor với Không quân Trung Quốc là hoàn toàn có thể.

Kết quả

P-3C Orion

Sáu trong tám chiến đấu cơ của Trung Quốc bị bắn hạ. bởi tướng chỉ huy quân đội Trung Quốc không lường trước được Mỹ và Nhật Bản điều động thêm 4 chiến đấu cơ F-15 và F-22 vào vùng không chiến.

Tuy nhiên, quân đội Trung Quốc đã bắn hạ được 2 chiến đấu cơ F-15 và tiêu diệt được một F-22 – chiến đấu cơ hiện đại và đắt giá nhất mọi thời đại.

Lực lượng Phòng vệ trên không Nhật Bản được đào tạo bài bản hơn Không quân Trung Quốc và được trang bị vũ khí tối tân hơn. Theo tác giả, nếu muốn có cơ hội chiến thắng, Bắc Kinh cần vượt trội đối phương về số lượng khí tài.

Sức mạnh của Mỹ và Nhật Bản dựa chủ yếu vào 2 căn cứ Naha và Kadena trên đảo Okinawa để triển khai các chiến đấu cơ tới quần đảo Senkaku/Điếu Ngư. Trong khi hiện nay, quân đội Trung Quốc lại đang chiếm thế áp đảo về số lượng căn cứ quân sự và lên kế hoạch xây thêm.

Song số lượng đông không phải là yếu tố chính để chiếm lợi thế bởi Mỹ và Nhật Bản nắm vững công nghệ tiên tiến để bù đắp với quy mô quân sự nhỏ. Ngoài ra, nhằm ngăn chặn sự hung hăng của Trung Quốc, Mỹ và Nhật Bản cần tính toán tới phương án điều động chiến đấu cơ tới các căn cứ quân sự.

 

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại