Kịch bản chiến tranh Trung - Nhật ở Thái Bình Dương

Tình hình tranh chấp Trung Quốc và Nhật Bản ngày một nóng lên. Nếu xảy ra cuộc xung đột giữa hai cường quốc kinh tế này, kịch bản của trận chiến trên Thái Bình dương sẽ diễn ra thế nào?

Cho đến nay cả hai bên đều cố gắng kiềm chế để đưa ra những tuyên bố mang tính quân sự cứng rắn. Nhưng những xung đột tiềm ẩn trong đó hàm chứa một nguy cơ chuyển thành xung đột vũ trang và khó có thể đoán trước sẽ không nổ ra một cuộc chiến tranh có giới hạn?!

Các chuyên gia chiến lực quân sự nước ngoài cũng đưa ra những nhận xét trái chiều, mâu thuẫn và thậm chí đối kháng nhau. Thử so sánh lực lượng và dự báo tình huống nếu xảy ra cuộc xung đột giữa hai cường quốc kinh tế này, kịch bản của trận chiến trên Thái Bình dương sẽ diễn ra thế nào?

Vị trí quần đảo Senkaku
Vị trí quần đảo Senkaku.

Tương quan lực lượng

Lực lượng phòng vệ Biển Nhật Bản có khoảng 134 hạm tàu các chủng loại, 339 máy bay các loại trong đó có 44 chiến hạm hiện đại. Trong đó có 2 tàu khu trục đổ bộ hạng nặng lớp Hyuga, 2 tàu đổ bộ hạng trung lớp Shirane. Nhóm tàu khu trục hiện đại cớ trang bị tên lửa có điều khiển (DDG) gồm 2 tàu lớp Atago, 4 tàu lớp Kongo, 2 tàu lớp Hatakaze. Nhóm tàu khu trục thông thường (DG) gồm 2 tàu lớp Akizuki, 5 tàu lớp Takanami, 9 tàu lớp Murasame, 8 tàu lớp Asagiri, 10 tàu lớp Hatsuyuki.

Tàu khu trục đổ bộ lớp Hyuga.

Mặc dù không sở hữu tàu ngầm hạt nhân, nhưng Nhật Bản là một trong số các quốc gia có nhiều tàu ngầm diesel-điện có tính năng kỹ - chiến thuật tương đối cao, độ ồn rất thấp và khả năng hoạt động lâu ngày do sử dụng động cơ Striling và được lắp đặt các khí tài điện tử, ngư lôi và tên lửa chống tàu, tấn công các mục tiêu mặt đất hiện đại.

Hải quân Nhật đang sở hữu khoảng 18 tàu ngầm trong đó 4 tàu ngầm tấn công lớp Soryu, 11 tàu lớp Oyashio và 3 tàu lớp Harushio (dùng cho nhiệm vụ huấn luyện thủy thủ).

Khu trục hạm lớp Kongo.
Tàu ngầm lớp Oyashio SS-590.

Đồng thời lực lượng phòng vệ biển Nhật Bản cũng được trang bị một số loại tàu rà quét mìn thủy lôi các loại, số lượng khoảng 29 tàu. Các tàu đổ bộ hiện đại như 3 tàu đổ bộ lớp Osumi, 2 tàu đổ bộ phục vụ lớp I-Go, 2 tàu lớp Yura, tổng số khoảng từ 7-9 tàu.

Không quân hải quân Nhật Bản bao gồm: Máy bay chống ngầm Lockheed P-3 Orion, Kawasaki P-1 82 chiếc, máy bay tác chiến và trinh sát điện tử EP-3 5 chiếc, trực thăng chống ngầm Mitsubishi SH-60 – 97 chiếc, máy bay trực thăng rà quét và rải thủy lôi CH-53E Super Stallion, AgustaWestland AW101, 17 chiếc và trực thăng tác chiến trên biển UH-60' Black Hawk 19 chiếc.

Máy bay Mitsubishi F 15 của Nhật Bản
Máy bay chiến đấu F 15 của Nhật Bản.

Lực lượng phòng vệ không quân Nhật Bản có quân số khoảng 45.000 người (2005), biên chế trang bị 791 máy bay các chủng loại, các máy bay chiến đấu là 350 chiếc bao gồm Mitsubishi F-2, tiêm kích hạng nặng F-15 Eagle, F-4 Phantom II (trong đó có 12 chiếc F-2 đã bị hư hại bởi sóng thần và bị loại bỏ, các máy bay Phantom sẽ dần được thay thế bởi F- 15s hoặc F- 35As); Máy bay trinh sát điện tử cảnh báo sớm và kiểm soát bầu trời Boeing E-767, Grumman E-2 Hawkeye, tổng số là 17 chiếc; Máy bay tác chiến điện tử NAMC YS-11, Kawasaki C-1 tổng số 5 chiếc.

Vũ khí phòng không của Nhật Bản bao gồm có súng tự động phòng không M167 VADS, tên lửa đánh chặn MIM-104 Patriot (PAC-2 & PAC-3), tên lửa phòng không Type 81, Type 91 và hệ thống tên lửa phòng không tầm thấp đánh chặn tên lửa hệ thống Aegis (Surface-to-Air Missile for Aerial base Defense)

Lực lượng Hải quân Trung Quốc có khoảng 250,000 quân nhân, biên chế 1 tàu tuần dương, 14 Tàu khu trục trong đó có 4 Khu trục hạm 956/ 956EM Hạng Sovremenny ; 1 Khu trục hạm 051B (Lữ Hải ); 2 Khu trục hạm 051C ( Lữ châu); 2 Khu trục hạm 052B( Lương ); 5 Khu trục hạm 052C hạng ( Lương II). 28 Tàu khinh hạm các loại; 2 tàu Lớp 052 (Lữ Hộ); 1 tàu lớp 051 (Lữ Đại ); 13 tàu Lớp 054A(Giang Khải ); 2 tàu Lớp 054 (Giang Khải ); Tàu hộ vệ tên lửa (Corvette) 35 chiếc, tàu tên lửa tốc độ cao 119 chiếc.

Tàu tuần dương Cáp Nhĩ Tân của Trung Quốc
Tàu tuần dương Cáp Nhĩ Tân của Trung Quốc.
Khu trục hạm lớp 52C Trung Quốc.

Lực lượng tàu ngầm của PLAN rất lớn, với tất cả các loại tàu: Tàu ngầm nguyên tử mang tên lửa SSBN: 5 chiếc, tàu ngầm nguyên tử tấn công đa nhiệm SSN: 8 chiếc; tàu ngầm diesel điện có khoảng 58 chiếc bao gồm: lớp Tống (Song-class): 14; lớp Kilo các loại 877EKM, 636; 636M: 12; lớp 041 Nguyên (Yuan-class) - 2; lớp 033 - Romeo (Romeo-class) – 6; lớp 035G - Minh (Ming-class) – 17; một tàu ngầm diesel tên lửa và một tàu ngầm diesel cứu hộ.

PLA có khoảng 58 tàu đổ bộ các loại, trong đó có cả tàu đổ bộ đệm khí cỡ lớn Zubr sản xuất xuất xứ từ Ukraina, có tốc độ tiến công và đổ bộ đường biển rất lớn. Lực lượng không quân Hải quân Trung quốc có khoảng hơn 200 máy bay.

Các chiến hạm công kích chủ lực của Trung Quốc được trang bị các loại tên lửa đối hạm và phòng không rất mạnh như tên lửa chống tàu Moskit, Club - K 3M-54E1, các tên lửa do Trung Quốc sản xuất theo các bản copy, trong đó có cả tên lửa mẫu copy Tomahawk. Tên lửa phòng không S-300 lắp trên tàu (HHQ-9), đồng thời cũng được trang bị các loại ngư lôi tiên tiến như ngư lôi tên lửa VA-111 Shkval. Hệ thống radar tác chiến cũng được nâng cấp đáng kể, tuy chưa được hiện đại như Aegic nhưng cũng đã tiến gần đến nhưng yêu cầu kỹ thuật của hệ thống điều khiển hỏa lực mạng hiện đại.

Các chiến hạm tấn công của Trung Quốc cũng được áp dụng công nghệ Steath (tàng hình) với phương pháp tán xạ các tia radar chủ động.

Không quân Trung Quốc có số lượng máy bay tác chiến khá lớn, tính riêng số lượng máy bay tiêm kích đa nhiệm các dự án thiết kế như Chengdu J-10, Sukhoi Su-30MKK, Shenyang J-11, Sukhoi Su-27, Shenyang J-8, Chengdu J-7, PLA có khoảng 1.045 máy bay chiến đấu hiện đại; máy bay cường kích đánh chặn, máy bay ném bom có khoảng 540 chiếc, máy bay trinh sát và cảnh báo, tác chiến điện tử dự án thiết kế KJ 2000 AWAC và KJ 200 AEW&C có 10 chiếc (Các con số tính đến nửa đầu năm 2012). Trực thăng chiến đấu có khoảng gần 100 chiếc. Đồng thời Trung Quốc cũng sở hữu rất nhiều loại máy bay chiến đấu không người lái.

Như vậy, điểm qua các con số thống kê thực tế, có thể nhận thấy, số lượng các phương tiện tác chiến không hải của Trung Quốc lớn hơn rất nhiều lần so với Nhật Bản. Cũng phải nhận xét rằng, các phương tiện tác chiến của Trung Quốc mới được sản xuất, dựa theo các tiêu chuẩn kỹ chiến thuật của các nước tiên tiến, trước hết là khối NATO và Nga.

Nhật 'quý hồ tinh bất quý hồ đa'

Theo ý kiến của chuyên gia phân tích chiến lược, ông Vasily Kashin, tổng biên tập tờ tạp chí Moscow Defence Brief nhận định: Trên biển, lực lượng hải quân PLA vượt trội hẳn về số lượng, nhưng về chất lượng, hạm đội của Trung Quốc thua sút hơn hẳn về chất lượng.

Ông Vasily kashin phân tích: Trung Quốc đã đóng những chiến hạm hiện đại bắt đầu vào những năm 2007. Các chiến hạm trước đây đã quá lỗi thời và hư hỏng, Trung Quốc có nhiều tầu ngầm, bao gồm cả tàu ngầm nguyên tử, trên thực tế là một hiểm họa đối với lực lượng hải quân Nhât. Lực lượng hải quân Nhật bản được xây dựng tập trung vào năng lực chống ngầm, đặc biệt để chống lại các tàu ngầm Liên Xô. Các chuyên gia quân sự Mỹ trong tác chiến không - hải đã đưa ra nhận xét – trong các kế hoạch tác chiến chống ngầm, kinh nghiệm, trang thiết bị và các giải pháp của quân nhân Nhật Bản dưới một góc nhìn nào đó còn vượt cả lực lượng chống ngầm quân đội Mỹ.

Người ta hoàn toàn chưa biết nhiều lắm về lực lượng tàu ngầm Trung Quốc, nhưng PLA cũng không thể hiện cao lắm khả năng tác chiến tàu ngầm. Lực lượng binh chủng tàu ngầm không có chất lượng cao và không được huấn luyện sẵn sàng chiến đấu cường độ cao trong tác chiến tàu ngầm. Họ vẫn còn bị chi phối bởi tư duy “đất liền quyết định biển khơi”.

Trung Quốc hiện nay đang giữ một vị thế tương tự như Liên Xô vào giai đoạn cuối năm 1950-x – 1960-x – ông Kashin nhận định – họ sẽ xây dựng lực lượng hải quân hiện đại để vươn ra biển lớn, nhưng họ cũng đứng trước nhưng vấn đề rất khó khăn: Thứ nhất – vượt qua vô vàn những khó khăn về kỹ thuật và công nghệ, điều đó chiếm một thời gian rất lớn. Thứ hai – Trung Quốc cần tiến hành một bước đại nhảy vọt về năng lực tác chiến, khả năng chiến đấu, chiến thuật và tổ chức biên chế lực lượng vũ trang trong tác chiến hiện đại. Hải quân Liên Xô trong điều kiện lúc đó, đã bắt đầu phát triển từ những hạm đội ven bờ, không có khả năng tác chiến trên biển lớn, trải qua 10 năm nỗ lực đã có thể tiến hành những hoạt động trên các vùng nước đại dương. Trung Quốc hiện nay mới ở giai đoạn khởi đầu.

Vào những năm 1980-x Hải quân PLA bắt đầu tiến trình thoát khỏi quan điểm phòng thủ bờ biển và vùng nước ven bờ: các hạm đội đến thời điểm đó chủ yếu là các cụm tàu lớn với một số lượng nhỏ các tầu có lượng giãn nước lớn, đại đa số là các chiến hạm hạng nhẹ và các xuồng phóng lôi, tên lửa tốc độ cao, đồng thời có một số lượng rất lớn các đơn vị pháo bờ biển. Sự phát triển thực sự của hạm đội bắt đầu vào những năm 1990-x. Hạm đội phát triển có chất lượng cao được bắt đầu từ thập niên gần đây, nguyên nhân chủ yếu vẫn là thiếu hụt về kinh nghiệm và học viện quân sự hải quân, điều sẽ làm cho hải quân PLA cảm thấy tự tin hơn trong hành động.

Phó giám đốc thứ nhất của Học viện Các vấn đề địa chính trị, Thuyền trưởng cấp 1 Konstantin Sivkov đánh giá cao về những khả năng của quân đội PLA đặc biệt là không quân và hải quân: “ Theo số lượng thì binh lực của Trung Quốc vượt trội hơn nhiều lần Nhật Bản. Trung Quốc có khoảng 1,5 triệu quân thường trực chiến đấu thời bình (theo sách Trắng PLA), Nhật Bản có khoảng 250 nghìn quân. Nếu chiến tranh xảy ra trên đảo, thì lực lượng tác chiến chủ yếu sẽ là không quân và hải quân. Trung Quốc để giải quyết bài toán xung đột vũ trang thời gian ngắn có thể sử dụng một lực lượng không quân khoảng 400 – 500 máy bay, khoảng hơn 20 tàu ngầm diesel – điện, kết hợp với khoảng 3 tàu ngầm nguyên tử.

Các đảo Senkaku có vị trí địa lý không xa bờ biển của Trung Quốc, do đó PLAN có thể tăng cường một số lượng lớn các tàu cao tốc tên lửa, tàu khu trục tên lửa. Nhật Bản có thể điều động khoảng 150 máy bay tiêm kích đa nhiệm cấp chiến thuật, khoảng 10 chiếc tàu diesel – điện, 5 – 10 tàu khu trục và tàu hộ vệ tên lửa. Biên chế binh lực của Nhật Bản nếu tính về số lượng thấp hơn cụm không quân hải quân công kích của PLAN khoảng 3 lần.”

Máy bay tiêm kích đa nhiệm Chengju J-10.

Lực lượng không quân của PLA cơ bản là các máy bay đã lỗi thời. Về chất lượng kỹ chiến thuật, các phương tiện tác chiến của Nhật Bản vượt trội về chất lượng. Trung Quốc hiện đã có máy bay trinh sát và cảnh báo sớm nhưng số lượng ít ỏi và công nghệ thua xa Nhật.

Nhật Bản đã trang bị máy bay trinh sát được trang bị hiện đại, có thể quản lý toàn bộ không gian tác chiến và điều hành các hoạt động tác chiến trên không, sự vượt trội về công nghệ đó tạo ra ưu thế làm chủ bầu trời của không quân tiêm kích Nhật Bản. Nói chung, trong tác chiến trên không, cán cân lực lượng của Trung Quốc và Nhật Bản tương đương nhau, dù số lượng của không quân PLA lớn hơn.

Tiêm kích – ném bom Hải quân JH-7.

So sánh cán cân lực lượng của hải quân, các tàu ngầm của Trung Quốc theo các thông số kỹ chiến thuật và công nghệ chế tạo thì tương đương với các hạm tàu được sản xuất vào những năm 1970 –x. Các tầu ngầm có tiếng ồn lớn nên bị Nhật dễ dàng phát hiện được, thậm chí phía Nhật còn nói các tàu này ồn như 'khua chuông gõ mõ'.

Nhật Bản có những tàu ngầm hiện đại hơn, độ ồn thấp hơn, do đó hiệu quả tác chiến ngầm cao hơn của Trung Quốc. Thực tế so sánh binh lực thì số lượng chiến hạm tham chiến của Trung Quốc chắn chắn lớn hơn của Nhật Bản từ 2 - 3 lần, mặc dù số lượng tên lửa và tầm bắn của các tên lửa đó tương đương nhau.

(Còn tiếp)

 

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại