Đề cập đến việc tàu sân bay đầu tiên - tàu Liêu Ninh của Trung Quốc đã được đưa vào phục vụ, thêm vào đó có tin Trung Quốc cũng đang đóng những chiếc tàu sân bay khác, một câu hỏi được đặt ra là liệu tương quan lực lượng quân sự giữa hai nước Trung- Nhật có thể bị đảo ngược hay không?
Tướng Toshio Tamogami nhận định, nếu Trung Quốc thật sự có được những chiếc tàu sân bay như thông tin đã đưa thì tình hình lúc đó sẽ có sự thay đổi. Nhưng tàu sân bay buộc phải tiến hành bảo dưỡng trên ụ tàu tại một thời điểm nhất định, nếu không sẽ không thể đưa vào sử dụng, đây chính là điểm đặc biệt của tàu sân bay so với các loại tàu bình thường.
Tướng Toshio Tamogami cho hay, phải có từ 3 tàu sân bay cùng kích cỡ trở lên mới có thể luân phiên đưa vào sử dụng. Hiện tại, Trung Quốc mới chỉ có duy nhất tàu sân bay Liêu Ninh- thực chất là cải tạo lại từ tàu Varyag của Liên Xô, hơn nữa thiết bị của tàu Liêu Ninh đều đã cũ kỹ, khó mà triển khai việc huấn luyện. Vì vậy, trong tác chiến thực tế không thể đưa vào sử dụng.
Ngoài ra, khả năng phòng ngự của tàu sân bay phải đồng bộ hóa với hệ thống chỉ huy thông tin tấn công của nó, những điều này Trung Quốc vẫn chưa thể làm được. Trong 10 năm tới đây, Trung Quốc liệu có đạt được yêu cầu của tác chiến thực tế hay không vẫn còn là một ẩn số.
Xét về lực lượng quân sự, hiện tại ưu thế về chất lượng của hải không quân Nhật Bản có thể đẩy lùi ưu thế về số lượng quân đội Trung Quốc. Trong một thời gian ngắn, tàu sân bay Liêu Ninh của Trung Quốc căn bản không thể nào hình thành được sức chiến đấu. Lực lượng phòng vệ của Nhật Bản được rèn luyện vững vàng, huấn luyện kĩ lưỡng. Kĩ năng và cường độ tập luyện của quân đội Trung Quốc rất lâu nữa mới có thể đuổi kịp.
Máy bay tuần tra săn ngầm P-3C của Nhật Bản
Không chỉ vậy, lực lượng phòng vệ Nhật Bản còn có các cuộc diễn tập tác chiến thực tế định kỳ không quân trên biển với quân đội Mỹ đang đóng quân tại Nhật Bản. Do đó, có thể thấy kinh nghiệm mà lực lượng phòng vệ Nhật Bản tích lũy được phong phú hơn rất nhiều Trung Quốc.
Hiện nay, Nhật Bản còn có hơn 100 máy bay tuần tra và máy bay dự báo sớm tầm xa, trở thành “đôi mắt” quan trọng nhất trong cuộc chiến trên không. Trong tác chiến thực tế hiện đại hóa, Trung Quốc vẫn chưa có được ưu thế về quyền khống chế trên không cũng như trên biển.
Hiện tại, không quân Trung Quốc đang tiến hành tập luyện những bài tập mà 30 năm trước đây lực lượng phòng vệ Nhật Bản đã tập. Phi hành gia được huấn luyện các thao tác như sang phải, lên cao… thông qua radio từ mặt đất, huấn luyện kiểu tín hiệu thật giả này không thể nào qua mặt được lực lượng phòng vệ Nhật Bản. Một khi sóng điện từ bị nhiễu, radio sẽ xuất hiện tạp âm, từ đó sẽ không thể nhận được chỉ thị rõ ràng, như thế sẽ không thể tác chiến được. Hiện tại, trình độ của không quân Trung Quốc chỉ được có vậy- tướng Toshio Tamagomi nhận xét.
Trong Lực lượng phòng vệ trên không Nhật Bản, các phi công với kỹ thuật xuất sắc tập hợp thành một đội ngũ giáo viên dạy bay giỏi. Họ nghiên cứu triệt để cách thức tấn công mà các máy bay chiến đấu của nước khác áp dụng. Cụ thể ở đây chính là tiến hành nghiên cứu và phân tích đầy đủ phương thức tác chiến của máy bay chiến đấu Trung Quốc.
Lực lượng phòng vệ Nhật Bản với kĩ thuật vượt trội như thế chắc chắn sẽ vượt qua không quân Trung Quốc. Được biết, trong thời gian còn làm Tham mưu trưởng Không quân Nhật Bản, tướng Toshio Tamagami đã từng tới thăm Bắc Kinh, biết được thời gian huấn luyện bay và nội dung huấn luyện của không quân Trung Quốc thua xa Nhật Bản.
Về điểm này, lực lượng tự vệ mặt đất Nhật Bản cũng giống như lực lượng tự vệ biển Nhật Bản, đặc biệt là khả năng tác chiến tàu ngầm không ngừng được nâng lên. Các loại tàu ngầm của Trung Quốc có tạp âm rất lớn, trong khi đó khả năng lặn sâu ít gây tiếng ồn trong một thời gian dài của tàu ngầm Nhật Bản lại khá cao, có thể theo dõi tàu ngầm đối phương trong thời gian dài mà không bị phát hiện. Đây chính là những bài tập luyện có độ khó cao mà hải quân Nhật Bản thường xuyên được huấn luyện. Vì thế, không có gì lạ nếu tàu ngầm Trung Quốc chưa kịp cập bến đã bị đánh chìm.
Bài vở và ý kiến đóng góp cho chuyên mục vui lòng gửi về địa chỉ email: [email protected]. Trân trọng!