Pháo dã chiến chủ lực hiện nay của quân đội Pháp là TRF-1. Với cỡ nòng 155mm, nó có tầm bắn tối đa từ 24-30km, tùy vào loại đạn sử dụng. Pháp hiện có khoảng 105 khẩu TRF-1 và đã sử dụng trong chiến tranh Vùng Vịnh năm 1991. Ngoài ra, TRF-1 còn được bán cho Ả Rập Saudi và đảo Síp.
TRF-1 trong huấn luyện
Xem toàn bộ VIDEO HOT trên SOHA
Pháo tự hành bánh xích GCT được quân đội Pháp sử dụng từ năm 1977 cho đến nay. Toàn bộ tổ lái 4 người được bảo vệ trong lớp giáp có thể chống lại hỏa lực bộ binh, phóng xạ và các tác nhân hóa sinh. Loại pháo tự hành trước đó của quân đội Pháp chỉ có thể chứa 2 trong 8 người trong tổ điều khiển, và những người này cũng không được bảo vệ. Phiên bản sản xuất đầu tiên của GCT là AuF1, sau đó là bản cải tiến AuF2.
Một khẩu đội GCT trong huấn luyện
GCT sử dụng pháo cỡ 155mm, trang bị cơ chế nạp đạn tự động, có thể duy trì nhịp bắn 6 phát/phút, với tầm bắn từ 23 đến 28km. Pháp có khoảng 250 khẩu GCT. Ngoài ra nó còn được sử dụng trong quân đội Ả Rập Saudi, Kuwait và Iraq thời tổng thống Saddam. Iraq đã sử dụng GCT trong cuộc chiến tranh Iran-Iraq (1980-1988).
Một buổi biểu dương sức mạnh của GCT cho công chúng
Pháo tự hành Caesar chính thức được quân đội Pháp đưa vào biên chế năm 2008 và tham gia chiến dịch tại Afghanistan năm 2009. Nó có tầm hoạt động 600km, tầm bắn tối đa hơn 40km. Tổ điều khiển gồm từ 3 đến 5 người.
Việc dùng thiết kế bánh hơi thay vì bánh xích như nhiều loại pháo tự hành khác làm giảm khả năng cơ động vượt địa hình của Caesar, nhưng bù lại giúp nó gọn nhẹ hơn. Caesar chỉ nặng 18 tấn, có thể được chuyên chở bằng những máy bay vận tải chiến thuật như C-130, A400M.
Khả năng cơ động và triển khai nhanh của Caesar
Ngoài Pháp, Caesar còn được sử dụng tại một số quốc gia khác, bao gồm Thái Lan, Indonesia, Ả Rập Saudi. Nó từng được sử dụng trong vụ xung đột biên giới giữa Thái Lan và Campuchia năm 2008.
Lục quân Hoàng gia Thái Lan bắn thử Caesar
Xem toàn bộ VIDEO HOT trên SOHA
Tuy vậy, với pháo hỏa tiễn thì Pháp vẫn dựa vào nguồn cung từ Mỹ. Nước này đã mua 55 giàn phóng MLRS, có khả năng bắn đi 12 hỏa tiễn với tầm bắn 32km. Từ đầu năm nay, Pháp bắt đầu quá trình nâng cấp để có thể sử dụng hỏa tiễn định vị bằng GPS (GMLRS), với tầm bắn 70km và độ chính xác cao, trong vòng bán kính 5m.
Chỉ 13 trong số 55 giàn MLRS của Pháp sẽ được nâng cấp thành GMLRS
Xem toàn bộ VIDEO HOT trên SOHA