Khi Rafale, F-35 và Su-35 cùng hiện diện tại Biển Đông

Việc tập đoàn Dassault quyết đưa tiêm kích Rafale xâm nhập thị trường Malaysia tạo cơ hội cho bộ 3 tiêm kích Rafale, F-35 và Su-35 cùng hiện diện tại Biển Đông.

Theo thông tin mới nhất được hãng Reuters cho biết, nhà sản xuất Dassault Aviation của Pháp đã đồng ý cung cấp một khoản vay có thời hạn khoảng 10 năm để hỗ trợ cho chính phủ Malaysia mua các chiến đấu cơ đa năng Rafale do công ty này chế tạo.
Reuters dẫn lời Eric Tappier – Giám đốc điều hành của Dassault cho biết, nguồn vốn hỗ trợ này của Dassault Aviation tương tự như với hợp đồng đặt mua 24 chiếc tiêm kích đa năng Rafale trị giá 5.7 tỷ USD của Ai Cập.
Phát biểu bên lề triển lãm quốc phòng LIMA-2015 (Malaysia), ông Tappier còn phát biểu thêm rằng, gói tài chính hỗ trợ cho Malaysia sẽ có thời hạn thanh khoản trong vòng 10 năm và được một ngân hàng thương mại của Pháp đứng ra cho vay dưới sự bảo lãnh của chính phủ Pháp.
Lời đề nghị hấp dẫn này được Pháp đưa ra ngay sau khi chương trình hiện đại hóa Không quân của Malaysia rơi vào bế tắc do không tìm được ứng viên phù hơp.

Vì vậy, Malaysia đang đứng trước cơ hội rất lớn để sở hữu dòng tiêm kích số 1 của châu Âu này.

Lời đề nghị hấp dẫn này được Pháp đưa ra ngay sau khi chương trình hiện đại hóa Không quân của Malaysia rơi vào bế tắc do không tìm được ứng viên phù hơp.

Vì vậy, Malaysia đang đứng trước cơ hội rất lớn để sở hữu dòng tiêm kích số 1 của châu Âu này.

Tuy nhiên, nếu Rafale được Malaysia trang bị và đối thủ của tiêm kích này là chiến đấu cơ thế hệ 4++ Su-35 thì sẽ thế nào? (thương vụ Su-35 Trung Quốc đã theo đuổi với Nga trong nhiều năm nay), bởi không phải ngẫu nhiên Mỹ lại xếp dòng tiêm kích này vào danh sách đầu tiên trong số vũ khí đáng sợ nhất do Nga sản xuất.

Tuy nhiên, nếu Rafale được Malaysia trang bị và đối thủ của tiêm kích này là chiến đấu cơ thế hệ 4++ Su-35 thì sẽ thế nào? (thương vụ Su-35 Trung Quốc đã theo đuổi với Nga trong nhiều năm nay), bởi không phải ngẫu nhiên Mỹ lại xếp dòng tiêm kích này vào danh sách đầu tiên trong số vũ khí đáng sợ nhất do Nga sản xuất.

Trong thử nghiệm, Su-35 bay tầm thấp với vận tốc 1400km/h, tầm cao là 2500km/h, độ cao bay tối đa đạt 19km. Chiến đấu cơ này có tầm hoạt động 3.400 km và bán kính chiến đấu 1.200 km (chưa tính tiếp dầu trên không).
Đại diện công ty Sukhoi cho biết, trong quá trình nghiên cứu, chế tạo Su-35, họ đã áp dụng rất nhiều công nghệ của máy bay chiến đấu thế hệ thứ 5 nên Su-35 được coi là thế hệ 4++, tiệm cận với tính năng của máy bay chiến đấu thế hệ thứ 5 PAK FA Sukhoi T-50.
Theo The National Interest, hiện nay trên thế giới không có loại máy bay thế hệ thứ 4 nào xứng đáng là đối thủ của Su-35, thậm chí là cả máy bay thế hệ thứ 5 cũng không thể vượt trội được so với nó trong không chiến.

Vì vậy, dù được đánh giá là tiêm kích số 1 của Pháp tuy nhiên Rafale sẽ gặp vấn đề rất lớn khi nó phải đối đầu với Su-35 trên Biển Đông.

Theo The National Interest, hiện nay trên thế giới không có loại máy bay thế hệ thứ 4 nào xứng đáng là đối thủ của Su-35, thậm chí là cả máy bay thế hệ thứ 5 cũng không thể vượt trội được so với nó trong không chiến.

Vì vậy, dù được đánh giá là tiêm kích số 1 của Pháp tuy nhiên Rafale sẽ gặp vấn đề rất lớn khi nó phải đối đầu với Su-35 trên Biển Đông.

Ngoài tiêm kích Rafale và Su-35, khách hàng muốn sở hữu tiêm kích thế hệ 5 F-35 đầu tiên tại Đông Nam Á đã lộ diện.

Theo đó, hiện nay Singapore đang tiến gần hơn tới quyết định đặt mua các tiêm kích thế hệ năm F-35 do hãng Lockheed Martin sản xuất.

Ngoài tiêm kích Rafale và Su-35, khách hàng muốn sở hữu tiêm kích thế hệ 5 F-35 đầu tiên tại Đông Nam Á đã lộ diện.

Theo đó, hiện nay Singapore đang tiến gần hơn tới quyết định đặt mua các tiêm kích thế hệ năm F-35 do hãng Lockheed Martin sản xuất.

Thông tin này được Trung tướng Chris Bogdan - người đứng đầu chương trình F-35 của Mỹ cho biết bên lề triển lãm hàng không quốc tế Australia, ông Bogdan cũng đề cập tới sự quan tâm gia tăng từ các khách hàng tiềm năng của F-35, trong khuôn khổ chương trình bán thiết bị quân sự cho nước ngoài (FSM).
Hiện nay Israel là quốc gia đã cam kết mua thêm 14 chiếc F-35. "Trong chương trình FSM, chúng tôi đang nhận được nhiều sự quan tâm hơn từ phía các khách hàng đối với mẫu máy bay này" - ông Bogdan nói đồng thời cho biết thêm: "Còn có một số khách hàng tiềm năng khác đang đề nghị chúng tôi bắt đầu thảo luận nhiều hơn với họ về mẫu máy bay, trong đó có Singapore".
Hiện nay, Văn phòng chương trình máy bay chiến đấu kết hợp (JPO) đã trao đổi thông tin với phía Singapore trong thời gian dài để hỗ trợ quốc đảo này đưa ra quyết định trong thời gian theo kế hoạch.

"Trong thời gian qua, những cuộc thảo luận của chúng tôi đã đi sâu hơn và Singapore cũng yêu cầu cung cấp nhiều thông tin hơn. Điều đó cho thấy họ đã bắt đầu bước đi tiếp theo, hướng đến việc đưa ra quyết định" - tướng Bogdan nói.

Hiện nay, Văn phòng chương trình máy bay chiến đấu kết hợp (JPO) đã trao đổi thông tin với phía Singapore trong thời gian dài để hỗ trợ quốc đảo này đưa ra quyết định trong thời gian theo kế hoạch.

"Trong thời gian qua, những cuộc thảo luận của chúng tôi đã đi sâu hơn và Singapore cũng yêu cầu cung cấp nhiều thông tin hơn. Điều đó cho thấy họ đã bắt đầu bước đi tiếp theo, hướng đến việc đưa ra quyết định" - tướng Bogdan nói.

Tuy nhiên, hiện nay chính phủ Singapore hiện vẫn chưa cho biết họ quan tâm biến thể nào của F-35 mà yêu cầu thông tin của cả 3 biến thể, bao gồm: F-35A, F-35B và F-35C.

Với diện tích nhỏ và thiếu chiều sâu chiến lược của Singapore, các căn cứ không quân của quốc đảo này rất dễ bị tổn thương trong một cuộc xung đột, vì vậy sự cơ động và linh hoạt của phiên bản F-35B (cất cánh trên đường băng ngắn/hạ cánh thẳng đứng) nhiều khả năng sẽ được Singapore lựa chọn.

Và như vậy, Rafale và Su-35 có thêm đối thủ xứng tầm trên Biển Đông.

Tuy nhiên, hiện nay chính phủ Singapore hiện vẫn chưa cho biết họ quan tâm biến thể nào của F-35 mà yêu cầu thông tin của cả 3 biến thể, bao gồm: F-35A, F-35B và F-35C.

Với diện tích nhỏ và thiếu chiều sâu chiến lược của Singapore, các căn cứ không quân của quốc đảo này rất dễ bị tổn thương trong một cuộc xung đột, vì vậy sự cơ động và linh hoạt của phiên bản F-35B (cất cánh trên đường băng ngắn/hạ cánh thẳng đứng) nhiều khả năng sẽ được Singapore lựa chọn.

Và như vậy, Rafale và Su-35 có thêm đối thủ xứng tầm trên Biển Đông.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại