Cải tiến lớn nhất theo Đại úy Vũ Văn Cường máy trưởng tàu HQ-470 thuộc Lữ đoàn 127 (Vùng 5 Hải quân) cho biết: “Hệ thống hạ cửa đổ bộ tàu LCM-8. Bình thường, hệ thống này muốn hạ phải mất từ 25-30 phút và cần đến 3 người. Nay với sáng kiến này, hệ thống hạ cửa bằng thiết bị điện 24V-DC, chỉ mất từ 1-1,5 phút và chỉ cần một người điều khiển, bảo đảm an toàn, không ảnh hưởng đến kết cấu cũng như tính năng kỹ thuật, chiến thuật của tàu“.
LCM-8 là tên của loại tàu đổ bộ cơ giới cỡ nhỏ do Mỹ sản xuất từ năm 1959 và được viện trợ rất nhiều cho Hải quân quân đội Sài Gòn.
Sau 1975, quân đội Việt Nam đã thu giữ không ít loại tàu đổ bộ này và dù gặp nhiều khó khăn do thiếu linh kiện, phụ tùng (Mỹ đang áp đặt lệnh cấm vận) nhưng chúng ta vẫn duy trì hoạt động các tàu LCM-8 cho tới tận ngày nay.
Ngoài những chiếc tàu kiểu LCM-8, sau 1975, Hải quân Việt Nam còn thu giữ được tàu đổ bộ kiểu LCU (chở phương tiện cơ giới và binh lính), LSM (tàu đổ bộ hạng trung chở binh lính và phương tiện), LST (chở phương tiện cơ giới gồm cả xe tăng, xe bọc thép, hàng hóa cùng binh lính)… (Trong ảnh: Tàu LCM-8 trong Hải quân Australia)
Tàu đổ bộ LCM-8 có lượng giãn nước toàn tải 111,4 tấn, dài 22,26m, rộng 6,4m, mớn nước có tải 1,6m. (Trong ảnh: Tàu LCM-8 trong Hải quân Australia)
Tàu trang bị 2 động cơ diesel cho phép đạt tốc độ tối đa 17 hải lý/h (có tải), thủy thủ đoàn chỉ cần 4-6 người, trang bị 2 đại liên 12,7mm.
LCM-8 chở tối đa hơn 50 tấn gồm hàng hóa hoặc các phương tiện cơ giới.
Vỏ của tàu LCM-8 được sản xuất bằng thép.
Tàu đố bộ LCM-8 được phát triển trên nền tảng của LCM-3 từ những năm 1959. Hiện nay LCM-8 vẫn được Hải quân Hoàng gia Australia sử dụng với số lượng lớn.
Nhờ kích thước nhỏ gọn, hoạt động linh hoạt hiệu quả ở những vùng nước nông, nên LCM-8 dù ra đời khá lâu nhưng hiện nay LCM-8 vẫn được sử dụng trong Hải quân nhiều nước trên thế giới.