Khám phá địa điểm Mỹ tiến hành gần 1.000 vụ thử hạt nhân

Tuệ Minh |

Nước Mỹ đã tiến hành hầu hết các vụ thử hạt nhân ở Thái Bình Dương nhưng chúng ngày càng trở nên quá đắt đỏ khiến Washington khó có thể tiếp tục duy trì.

Bikini Atoll cách đất liền Mỹ 7.400 km, cách Hawaii 3.800 km, vì vậy, đến năm 1950, chính phủ Mỹ bắt đầu tìm kiếm một địa điểm an toàn hơn để tiến hành thử nghiệm vũ khí hạt nhân ngay trong đất liền.

Khu vực thử nghiệm hạt nhân Nevada được xây dựng một vài năm sau khi kết thúc Chiến tranh thế giới thứ II trước lo sợ về mộ vụ tấn công hạt nhân từ phía Liên Xô. Khi Chiến tranh Lạnh nổ ra, Mỹ cần một địa điểm thuận tiện để thiết  kế và xây dựng kho vũ khí hạt nhân.

Từ năm 1951, trong hơn bốn thập kỷ, chính phủ Mỹ đã tiến hành gần 1.000 vụ thử hạt nhân tại Nevada và biến nơi đây thành “địa điểm nổ bom nhiều nhất trên trái đất”.

Tại đây, họ đã cho nổ các loại vũ khí hạt nhân chết người, điển hình như hai quả bom nguyên tử Mỹ thả xuống Hiroshima và Nagasaki năm 1945, đồng thời rèn luyện, tăng cường thêm sức mạnh hủy diệt của mình.

Hàng trăm vụ thử, được gọi là các vụ bắn khí quyển, diễn ra trên mặt đất, tạo ra những đám mây nấm khổng lồ đặt trưng của những vụ nổ hạt nhân.

Chính phủ Hoa Kỳ vẫn tiến hành công việc phân loại tại khu vực này và chỉ giới hạn một lượng nhỏ du khách đến đây mỗi năm với cam kết họ không được chụp ảnh.

Mới đây, phóng viên báo The Guardian đã có một dịp hiếm hoi tới thăm khu thử nghiệm hạt nhân này.

Ăn trưa trên một quả bom nguyên tử

Mỗi một vụ nổ thử hạt nhân tại Nevada đều được lên kế hoạch cẩn thận. Các nhà khoa học và kỹ sư muốn tìm hiểu và mô tả đặc điểm hoạt động của mỗi loại bom trên các địa hình khác nhau cũng như khi gắn trên các loại vũ khí khác nhau của quân đội.

Khu vực thử nghiệm hạt nhân trên sa mạc Nevada, Mỹ. Nguồn: Wiki
Khu vực thử nghiệm hạt nhân trên sa mạc Nevada, Mỹ. Nguồn: Wiki

Chính phủ cũng lo lắng về khẳ năng xảy ra một vụ tấn công hạt nhân trực tiếp trên đất Mỹ. Để giúp chuẩn bị sẵn sàng cho các công dân, một số vụ nổ được thực hiện thử nghiệm để kiểm tra xem tác động của nó đến người dân và tòa nhà mà họ sinh sống.

Theo Ủy ban An ninh Liên bang: “Các căn nhà kiên cố có thể cứu mạng sống của người dân nếu họ sống đủ xa khu vực này”.

Cổng vào hạn chế người đi lại ở Nevada. Nguồn: Wiki
Cổng vào hạn chế người đi lại ở Nevada. Nguồn: Wiki

Từ năm 1951 đến 1992, Mỹ đã tiến hành 928 vụ thử hạt nhân. 100 vụ trong số đó là nổ khí quyển, các thiết bị kích nổ trên không, thả từ máy bay hoặc chôn sâu dưới đất.

Năm 1955, như một phần trong hoạt động triển khai Teapot, Ủy ban An ninh Liên bang đã tiến hành thử nghiệm Apple-2 với mục đích xem các tòa nhà dân sự có thiệt hại như thế nào ở những khoảng cách khác nhau của một vụ nổ hạt nhân.

Các ngôi nhà và những trạm điện được xây dựng ở gần “khu vực số không” với tên gọi là “Thị trấn sống sót”. Những ngôi nhà giả này được trang bị nhiều đồ đạc như có các gia đình sinh sống, với nhiều loại thực phẩm đóng hộp khác nhau.

Bên cạnh đó, Ủy ban này cũng sản xuất các đoạn phim giáo dục nhằm hướng dẫn và cảnh báo cho người dân biết họ nên làm gì ở nhà nếu xảy ra một vụ tấn công hạt nhân.

Đá sa mạc

Từ năm 1951 đến 1957, quân đội Mỹ đã tiến hành hàng loạt cuộc tập huấn cho binh lính, với tên gọi là Đá sa mạc. Mục đích là để tăng cường khả năng ứng phó của binh lính và tăng hiểu biết của các hoạt động quân sự đối với một cuộc chiến hạt nhân.

Chúng bao gồm diễn tập chiến thuật và kiểm tra mức độ tàn phá của các vũ khí hạt nhân.

Binh lính Mỹ cũng được tận mắt chứng kiến các vụ thử ở cự ly gần. Các quan chức muốn xem phản ứng của họ như thế nào đối với những vụ nổ nói trên. Họ được bố trí trú ẩn ở các rãnh, hầm cách đó vài km.

Cột khói nấm khổng lồ, đặc trưng của các vụ thử vũ khí hạt nhân. Nguồn: mun.ca
Cột khói nấm khổng lồ, đặc trưng của các vụ thử vũ khí hạt nhân. Nguồn: mun.ca

Không chỉ có các nhà khoa học và quân đội hứng thú với các đám mây nấm nổi lên trên sa mạc Nevada. Năm 1952, khi camera đài truyền hình được phép phát sóng trực tiếp một vụ nổ thì sự kiện này đã trở thành mối quan tâm hàng đầu của công chúng.

Thành phố Las Vegas, cách đó hơn 100 km, trở thành một địa điểm hút khách du lịch từ khắp nơi trên nước Mỹ. Họ muốn đến xem các vụ nổ hạt nhân từ mái nhà của khách sạn và cả trên ô tô.

Các nhà quảng cáo đã nhìn thấy một cơ hội làm ăn từ chuỗi vụ thử bom nguyên tử đó. Thậm chí, còn có những biển quảng cáo với nội dung: “Bạn có thể nhìn thấy những đám mây nấm từ bầu trời Vegas”.

Đối với rất nhiều người dân Mỹ, khu vực thử nghiệm Nevada đóng một vai trò lịch sử quan trọng trong nền an ninh quốc gia, là chiến trường nơi quân đội Hoa Kỳ đã chiến đấu và chiến thắng.

Các loại thiết bị hạt nhân được thử nghiệm ở đây đã làm thay đổi loài người: đó là những loại vũ khí hạt nhân hiện đại nhất, khủng nhất, lớn hơn hàng nghìn lần so với hai quả bom mà Mỹ đã thả xuống Hiroshima và Nagasaki.

Những nguy hiểm của các vụ thử hạt nhân tại đây gần như đã hoàn toàn được làm sạch.

Đối với những người làm việc trong thời kỳ phát triển nhất của Nevada, họ đều cảm thấy rằng mình đang tham gia một nhiệm vụ không thể tránh được khi phải đối mặt với thách thức thực sự từ phía Liên Xô.

Cho đến nay, “di sản” của khu vực thử nghiệm Neveda vẫn còn tồn tại rất nhiều tranh cãi.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại