Khám phá 2 ứng viên trực thăng săn ngầm cho Philippines

Nhật Huy |

(Soha.vn) - Đó là mẫu trực thăng AW159 Wildcat của hãng AgustaWestland và chiếc AS565 Panther của Airbus.

Bộ quốc phòng Philippines vừa qua đã công bố gói thầu cung cấp 2 trực thăng săn ngầm, đồng thời có khả năng chống tàu chiến mặt nước. Đây là một trong số những ưu tiên chính trong danh sách những vũ khí cần mua của nước này để đối phó với chủ nghĩa bành trướng của Trung Quốc ở Biển Đông. Cuộc cạnh tranh này được cho là chủ yếu diễn ra giữa 2 mẫu trực thăng AW159 Wildcat của hãng AgustaWestland, liên doanh của Anh-Ý, và chiếc AS565 Panther của Airbus, cả 2 đều là những phiên bản dùng cho hải quân.

Trực thăng AW159 Wildcat
Trực thăng AS565 Panther

Điều trùng hợp thú vị là cả 2 đối thủ đều được đặt tên theo những thành viên của họ nhà mèo: "Mèo rừng" (Wild Cat) và "Báo đen" (Panther). Chiếc Panther ra đời trước và hiện đang được sử dụng khá rộng rãi trong hải quân các nước như Pháp, Israel, Ma Rốc, Các tiểu vương quốc Ả Rập thống nhất và Mexico. Wildcat là mẫu mới hơn, đang được hải quân Anh sử dụng. Hải quân Hàn Quốc cũng đã đặt hàng Wildcat để sử dụng trên khinh hạm lớp Incheon của mình.

Panther của hải quân Israel

Wildcat có trọng lượng cất cánh tối đa là 6 tấn, còn Panther nhỏ hơn, với 4,5 tấn. Kích thước nhỏ có thể là bất lợi cho Panther vì nó chỉ có sức tải 1,6 tấn, trong khi yêu cầu của hải quân Philippines là 1,8 tấn.

Cả 2 đều được trang bị hệ thống điều khiển điện tử hiện đại, với cơ chế lại tự động theo 4 trục, nghĩa là có thể giữ máy bay ổn định theo 3 trục trong không gian và duy trì độ cao nhất định. Cả 2 đều được trang bị 2 động cơ turbin phản lực. Tổng công suất của Wildcat là 2.700 mã lực, còn của Panther là 1.700 mã lực. Như vậy, Panther có tỷ lệ công suất trên trọng lượng nhỏ hơn nhiều so với Wildcat. Tuy vậy, nó lại nhỉnh hơn về tốc độ tối đa, 305km/h so với 290km/h, một phần là nhờ vào hình dáng khí động học hơn.

Về trang bị, Wildcat và Panther đều có thể thực hiện có nhiệm vụ săn ngầm, tấn công mục tiêu trên biển, và cứu hộ cứu nạn. Chúng được trang bị sonar thả từ trực thăng khi nó đang lơ lửng, cùng với radar quét mặt biển. Chúng có thể kết nối dữ liệu với các tàu chiến khác, và đóng vai trò như một radar tầm xa cho tàu chiến. Cả 2 cũng đều có thể được trang bị pháo sáng và mục tiêu giả.

Về trang bị hỏa lực, hải quân Philippines yêu cầu trực thăng được trang bị 2 súng máy. Chúng có thể được gắn ở bệ cửa 2 bên thân máy bay và do xạ thủ điều khiển. Hoặc gắn bên dưới cánh treo vũ khí và do phi công điều khiển. Wildcat nhờ có kích thước lớn nên có thể gắn súng máy ở bệ cửa dễ dàng. Còn với Panther nhiều khả năng phải dùng giá súng treo. Phương án này có điểm bất lợi là nó chiếm điểm treo của các vũ khí khác như ngư lôi, tên lửa, và khả năng nhắm bắn cũng kém linh hoạt hơn súng đặt ở bệ cửa.

Các cơ cấu trang bị vũ khí của Wildcat

Panther có thể mang theo ngư lôi hạng nhẹ Mark 46 của Mỹ hoặc Whitehead của liên doanh Pháp-Ý. Còn Wildcat dùng ngư lôi hạng nhẹ Sting Ray của Anh, hoặc MU90 của Pháp. Đây đều là những ngư lôi diệt tàu ngầm hạng nhẹ, với tầm hoạt động hơn 10km.

Ngư lôi Sting Ray

Wildcat có lợi thế rất rõ về khả năng không đối hạm. Nó được trang bị tên lửa diệt hạm Sea Skua  của Anh, với tầm bắn 25km. Còn Panther trang bị AS 15TT của Pháp, có tầm chỉ 15km.

Tên lửa Sea Skua trang bị trên Wildcat
Tên lửa AS 15TT trang bị trên Panther

Như vậy nếu tính đến hiệu năng thì Wildcat vượt trội Panther trên hầu như mọi phương diện. Điều này cũng dễ hiểu vì Wildcat là mẫu mới và hiện đại hơn Tuy nhiên Panther cũng có lợi thế của mình vì được sử dụng rộng rãi hơn, và nó cũng rẻ hơn Wildcat vài triệu dollar. Hãng AgustaWestland do đó rất quyết tâm giành chiến thắng trong thương vụ này nhằm tăng thêm uy tín cho Wildcat trên thị trường quốc tế.

Trực thăng AS565 Panther

Xem toàn bộ VIDEO HOT trên SOHA

 

 

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại