Theo số liệu thống kê của Bộ Quốc phòng Anh, nguyên nhân thiệt hại là do thao tác lỗi của nhân viên điều khiển, sự cố kỹ thuật, 1 số vào đất địch trinh sát rồi không thấy trở về, số khác thì tiếp đất bị rơi vỡ, số khác thì không thể thu hồi được.
Máy bay tấn công không người lái MQ-9 “Reaper”
Từ năm 2007 trở lại đây, quân đội Anh đã mất 1 chiếc “Reaper”, 9 chiếc “Hermes-450” (1 tại Iraq, 8 tại Apganistan) UAV dạng cất hạ cánh; 412 chiếc UAV dạng phóng bằng tay “Desert Hawk-3” bị bắn rơi hoặc mất tích, 25 chiếc UAV cỡ nhỏ khác bị phá hủy ở chiến trường Apganistan.
Một điều dễ nhận thấy là ngoại trừ Reaper là máy bay tấn công không người lái, còn lại tất cả đều là UAV trinh sát và giám sát. Máy bay giám sát không người lái “Desert Hawk-3” là loại UAV cỡ nhỏ dạng phóng bằng tay, chúng đã tiến hành trên 30.000 phi vụ trinh sát trên chiến trường Iraq và Apganistan.
UAV “Hermes-450” đã bay tổng cộng 73.000 giờ nhưng chỉ mất 9 chiếc
Các loại máy bay không người lái mini hoặc nano như “Desert Hawk-3” hoặc “Black Hornet” rất dễ bị tác động của môi trường khắc nghiệt, ví dụ như không thể hạ cánh trong khu vực an toàn, nhiều khi binh lính bất lực không thể thu hồi được để tránh không để thương vong đến con người.
Chính điều này đã dẫn đến tỷ lệ tổn thất của loại UAV này cao hơn rất nhiều so với các UAV chiến thuật cỡ lớn hoặc các UAV chiến lược (“Hermes-450”). Từ năm 2007 đến nay, “Hermes-450” đã bay trinh sát tổng cộng 73.000 giờ nhưng trong khoảng thời gian đó chỉ tổn thất 9 chiếc.
Binh lính Anh đang lấy đà phóng UAV mini “Desert Hawk-3”
Các quan chức Bộ quốc phòng Anh cho biết, các loại máy bay không người lái đã cung cấp những thông tin tình báo cực kỳ quan trọng cho lực lượng tiền tuyến của Anh và trợ giúp đắc lực trong công tác cứu hộ. Tuy bị mất nhiều nhưng những thiệt hại về máy bay không người lái đã giúp giảm thiểu các tổn thất về con người.
Địa hình sơn địa hiểm trở của Iraq và Apghanistan đã chứng tỏ vai trò cực kỳ quan trọng của UAV trong tác chiến. Nhiều khu vực không có đường giao thông, hầu như không thể đi qua được, có khi một đoàn xe muốn đi từ A đến B phải mất vài tuần mà dùng máy bay thì chỉ mất có vài giờ. Với địa hình này, các đơn vị tuần tra mặt đất rất cần có những thông tin quan sát từ trên không để nâng cao khả năng cảm nhận tình huống.
Một người lính đang thả và điều khiển UAV nano “Black Hornet”
Với thời gian lưu không từ 8 - 20h, các loại UAV này đã thực hiện rất tốt các nhiệm vụ giám sát chiến trường, phong tỏa chống rocket, trinh sát các tuyến đường và khu vực cần quan tâm, bảo đảm an ninh cho các căn cứ đóng quân tiền duyên đạt hiệu quả cao hơn rất nhiều so với máy bay có người lái với thời gian bay liên tục dưới 2h.
Với địa hình rừng núi hiểm trở tương tự như các nước Đông Dương, đặc biệt là rừng núi Iraq và Apghanistan là một chiến trường vô cùng khốc liệt, nếu không có các phương tiện trinh sát này, lực lượng đồn trú của Anh sẽ phải tự thân vận động làm các công tác trinh sát và giám sát chiến trường, trinh sát các tuyến đường và khu vực cần quan tâm, bảo đảm an ninh cho các căn cứ đóng quân tiền duyên.
Đó là những công việc rất nguy hiểm, nếu không có các UAV thay thế, thương vong của quân Anh trên chiến trường chắc chắn sẽ rất cao, có thể nói, UAV chính là “kẻ thế mạng” trên chiến trường của binh lính Anh.