Một bài viết trên tạp chí quốc phòng Kanwa (trụ sở tại Canada) cho hay: tàu khu trục mang tên lửa dẫn đường Type 052D, lớp tàu khu trục tiên tiến nhất của Trung Quốc, có khả năng mang tên lửa hành trình chống tàu siêu âm với tính năng tương tự như tên lửa Club-N do Nga chế tạo.
Tàu Type 052D có nhiều nhược điểm do trang bị các động cơ turbine khí DN/DA-80 nhập từ Ukraine, đây cũng là nguyên nhân khiến tốc độ của con tàu bị giới hạn. Loại động cơ turbine này được sử dụng tại Nga và Ấn Độ để cung cấp năng lượng cho các tàu hàng hơn là tàu chiến.
Nếu không nhận được sự trợ giúp đáng kể từ Ukraine, Trung Quốc không thể tiến hành bảo trì và sửa chữa động cơ DN/DA-80. Cũng giống như các tiêm kích Trung Quốc hiện vẫn nhờ cậy vào động cơ nhập khẩu từ Nga, các tàu chiến của Hải quân Trung Quốc cần động cơ turbine từ Nga và Ukraine, tuy nhiên, cuộc xung đột trong khu vực đã khiến việc tiếp cận với những nhân viên có khả năng bảo dưỡng động cơ turbine này không thực hiện được.
Tuy nhiên, theo Kanwa, các kỹ sư Trung Quốc đã thiết kế nhiều loại tên lửa tiên tiến cho Type 052D, khiến nó vẫn được coi là một mối đe dọa lớn đối với các lực lượng Mỹ ở Tây Thái Bình Dương.
Kanwa cho biết, vũ khí của Type 052D được nâng cấp tên lửa hạm đối hạm đời mới, rất giống với tên lửa hành trình siêu thanh Club-N do Nga thiết kế. Thực chất, đây là C-Club-S phiên bản Trung Quốc đã được cải tiến, có thể phóng từ ống phóng thẳng đứng trên tàu nổi, trở thành C-Club-N. Đây hoàn toàn là phương pháp của Nga. Phạm vi tấn công của tên lửa Nga là 220km. Do có tốc độ hành trình siêu thanh nên nó rất khó bị đánh chặn.
Kanwa nhận định, thiết bị phóng thẳng đứng thông dụng của 052D thực chất là đa năng, như phóng tên lửa hạm đối không Hồng Kỳ-9 và hạm đối hạm C-Club-N (chưa rõ có thể phóng Hồng Kỳ-16 hay không).
Hải quân Ấn Độ cũng bố trí nhiều tên lửa Club-N trên tàu hộ vệ tên lửa. Đối với Trung Quốc, đây là lần đầu ứng dụng tên lửa hạm đối hạm siêu âm