J-20: Những ảo tưởng của Trung Quốc về “đống sắt biết bay”

Lt Cdr. Mikhail Sergeyevich |

(Soha.vn) - Chengdu (Thành Đô) J-20 được người Trung Quốc ưu ái gọi với cái tên “Mighty Dragon” nghĩa là “Con rồng hùng mạnh”, thế nhưng, nếu J-20 được đưa lên “bàn mổ” để các kỹ sư và các chuyên gia về tiêm kích tàng hình xem xét, có lẽ họ chỉ nói 1 điều thôi: “Đống sắt biết bay”.

Điều này có lẽ sẽ làm người Trung Quốc khá buồn, cũng tương tự như câu nói của Tư lệnh Hải quân Lực lượng phòng vệ Nhật Bản với hàng không mẫu hạm Liêu Ninh: “Liêu Ninh sẽ mãi chỉ là một đống phế liệu có khả năng nổi trên mặt nước mà thôi. Vĩnh viễn sẽ không bao giờ hoạt động được”.

Hay như với Tư lệnh Hải quân Hoa Kỳ: “Trông nó như một khách sạn nổi trên biển vậy!”.

Phiên bản J-20 được cho là có khả năng hoạt động trên Hàng không mẫu hạm.

Có lẽ khi nhắc đến các vũ khí của Quân đội giải phóng Nhân dân Trung Hoa (PLA), nhiều người sẽ nghĩ ngay đến các vũ khí hao hao giống của các quốc gia khác nhưng với 1 cái tên đậm chất Trung Quốc, từ Hongqi (sao chép từ tổ hợp SAM S-300), hay Shenyang J-11 (sao chép từ Su-33) cho đến J-20 với một thiết kế chẳng giống ai, mỗi bộ phận của nó lại lai tạp với những chiếc tiêm kích khác nhau như PAK FA, F-22 và F-35.

Thực chất, nó đã làm hại người Trung Quốc bởi mỗi quốc gia đều có công nghệ và những bí mật quanh nó mà không phải ai cũng nắm được, kết hợp nhiều công nghệ lại với nhau đã khiến J-20 bị đánh giá thấp kém đến mức Su-30MK2 cũng có thể hạ được cả nó, chứ chưa nói đến Su-35 thuộc thế hệ 4++ hay các máy bay thế hệ thứ 5 của Nhật, Hoa Kỳ và Nga.

Rất đông các quan chức Trung Quốc theo dõi buổi bay thử nghiệm của J-20 phiên bản VLO.

Theo giới chuyên môn Hoa Kỳ thì vật liệu tàng hình sao chép nguyên bản như F-117 “Night Hawk” vốn đã bị ngưng sử dụng và thay thế bằng F-22. Còn thiết kế lại hao hao giống Mig1.44 (dự án máy bay tiêm kích thế hệ thứ 5 của Mikoyan được khởi động từ năm 2000 nhưng đến nay đã bị ngưng hoàn toàn và tập trung phát triển cùng Sukhoi với dự án PAK FA mới). Bên cạnh đó, theo các phi công Hoa Kỳ, vật liệu này lại có nét tương đồng với B-2 “Spirit”. Tất cả đã làm nên 1 “đống sắt biết bay” thì đúng hơn là một chiếc tiêm kích thế hệ thứ 5. Thế nhưng, giới chức Không quân giải phóng Nhân dân Trung Hoa (PLAAF) liên tục to mạnh miệng rằng:

J-20 sẽ là đối thủ sánh ngang với F-22, thậm chí là PAK FA T-50 và J-20 sẽ “nuốt trọn” được cả đối thủ F-35.”

Tuyên bố trên tất nhiên là chẳng có ai xác nhận cả và bị giới chức quân sự quốc tế cho rằng là không thực tế. PLAAF đang mơ tưởng quá nhiều vào đống sắt vụn biết bay của mình.

J-20 chuẩn bị cất cánh trên đường băn sân bay Chengdu (Thành Đô).

Hiện nay, J-20 đang phải sử dụng động cơ Saturn AL-31 do Nga sản xuất nhưng các tướng lĩnh PLAAF liên tục khẳng định sắp tới, AL-31 sẽ được thay thế bằng WS-10. Thế nhưng, có lẽ lời nói đó còn khá lâu để hiện thực hóa được, bởi WS-10 liên tục gặp sự cố trên không, và khi lắp đặt vào J-20 liên tục có những sự cố ngoài ý muốn.

Nói về thiết kế của J-20, nó có thiết kế khá lớn và tập trung khá nhiều để có thể đạt được vận tốc siêu âm trên Mach 2. Thế nhưng, phần lớn cac kỹ sư của Sukhoi và Boeing lại khẳng định với thiết kế lai tạp và chẳng giống ai như vậy, J-20 khó lòng vượt qua nổi vận tốc Mach 2.1.

J-20 còn được thiết kế để có thể tiếp nhiên liệu trên không, qua đó, tăng bán kính hoạt động của nó lên đáng kể. PLAAF kỳ vọng khá nhiều vào J-20 ở công nghệ tàng hình từ những năm 90. Tầm bay xa và khả năng hoạt động linh hoạt của nó đạt được nhờ thiết kế cánh đuôi và cánh phụ giống như đúc Su-47 “Irkut”. Thực chất, J-20 nếu đem so sánh sẽ bị đánh giá thấp hơn rất nhiều so với các đối thủ khác và bị nhiều nhà nghiên cứu cho rằng J-20 chỉ là… đồ bỏ đi.

Liệu J-20 có được như kỳ vọng của PLAAF: Qua mặt được cả mắt thần E-3 Sentry.

Theo các tiết lộ của Tập đoàn hàng không Thành Đô, J-20 sẽ được trang bị các công nghệ phòng vệ mới nhất nhằm hạ gục bất kỳ máy bay cảnh báo sớm (AWACS) như E-3 Sentry, Rivet Joint và các hệ thống cảnh báo sớm trên mặt đất (IRS) được sử dụng trong các hệ thống phòng không SAM như MIM-104 “Patriot”, thậm chí là S-300 và thách thức cả hệ thống S-400. Với J-20, giới chức quân sự Trung Quốc hy vọng nó có thể giúp họ kiểm soát được các quần đảo tranh chấp với Nhật hiện nay như Senkaku, hay các vùng tranh chấp với Hàn Quốc. Ngoài ra, với tầm hoạt động rộng, J-20 sẽ giúp họ kiểm soát được bán đảo Triều Tiên, che bở bảo vệ cho người đồng minh duy nhất của họ trong khu vực.

Bên cạnh đó, giới chức PLAAF tiết lộ rằng phiên bản J-20 cho Hàng không mẫu hạm đang được nghiên cứu và phát triển để hoạt động trên các tàu sân bay. Nhưng theo đánh giá của các nhà nghiên cứu hàng hải thì J-20 khó lòng có cơ hội nào trước F-35 “Lightning II” và F-18 “Super Hornet” của Hải quân Hoa Kỳ.

Xem thêm phần 1:

J-20 Trung Quốc: Siêu phẩm hay... sắt vụn?

 

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại