Israel và Ấn Độ thử nghiệm thành công hệ thống phòng chống tên lửa

Anh Tuấn |

Hệ thống tên lửa Barak 8 của Israel, một trong những dự án hàng đầu của Hải quân nước này đã được thử nghiệm thành công ngày 10/11 và dự kiến sẽ được lắp đặt trên các tàu chiến của Israel và Ấn Độ.

Hệ thống Barak 8, phiên bản đã nâng cấp của hệ thống Barak mà cả Israel và Ấn Độ đều đang sử dụng, được thiết kế nhằm bảo vệ các tàu chiến khỏi các tên lửa, máy bay và hệ thống không người lái của địch.

Hệ thống tên lửa Barak 8 của Israel.

Cuộc thử nhiệm được tiến hành bởi Hãng Hàng không Vũ trụ Israel, hiện đang phát triển hệ thống cùng với Bộ Quốc phòng Ấn Độ, Cục Phát triển Công nghệ Quốc phòng của Ấn Độ, Ủy ban Phát triển Vũ khí và Hạ tầng Công nghệ của Israel và một số công ty như Elta Systems, Rafael v.v…

Việc triển khai sử dụng hệ thống đã bị đình lại bởi những vấn đề trong việc hoàn thiện động cơ tên lửa, tuy nhiên các nhà khoa học cho biết vấn đề hiện đang được khắc phục và hệ thống sẽ được lắp đặt trên các tàu của Hải quân Israel trong vòng 1 năm.

Trong quá trình thử nghiệm, hệ thống phát hiện mục tiêu và tiêu diệt bằng tên lửa đánh chặn. Hãng Hàng không Vũ trụ Israel công bố rằng “Hệ thống vũ khí và toàn bộ các phụ kiện đã hoàn thành mọi nhiệm vụ được giao”.

Hệ thống tên lửa còn có một rađa có tên là Barak Adir, có khả năng phát hiện mục tiêu từ rất xa, hiện đã được gắn trên một tàu chiến. Tuy nhiên toàn bộ hệ thống tên lửa (bao gồm cả rađa) vẫn đang trong giai đoạn thử nghiệm. Tên lửa đánh chặn sẽ có tầm bắn khoảng 70 km.

Hãng Hàng không Vũ trụ Israel miêu tả hệ thống tên lửa là “một bước đột phá về phòng không cho phép đáp trả rất nhiều mối đe dọa trên biển cũng như trên bộ”.

Một sĩ quan Hải quân Ấn Độ cấp cao cho biết: “Mục tiêu của hệ thống là nhằm cho phép thuyền hải quân trở thành một phần của lực lượng phòng vệ chống lại sự tấn công của máy bay, tên lửa cũng như bất kỳ loại vũ khí nào đe dọa các tàu trên biển”.

Một tàu chiến được trang bị hệ thống Barak 8 sẽ được đặt để có thể chống lại các tên lửa hành trình tân tiến, ví dụ như tên lửa Yakhont của Nga.

Ông Shri Avinash Chander, một sĩ quan quốc phòng cấp cao của Ấn Độ, đã gọi cuộc thử nghiệm ngày 10/11 là “cột mốc quan trong” trong sự hợp tác quốc phòng giữa Ấn Độ và Israel.

Boaz Levi, phó chủ tịch Hãng Hàng không Vũ trụ Israel và là giám đốc của bộ phận phát triển tên lửa và các thiết bị vũ trụ, nói rằng cuộc thử nghiệm là một minh chứng cho sự hợp tác giữa Bộ Quốc phòng Ấn Độ, các nhà thầu quốc phòng ở Israel và các khách hàng ở Israel và nước ngoài.

Nội dung được thực hiện qua tham khảo nguồn tin của Indian Defense News, ấn bản chuyên về công nghệ quốc phòng của Ấn Độ, ra đời từ năm 2011.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại