Hoang lạnh “Đoàn tàu tên lửa” Nga

Niềm kiêu hãnh đoàn tàu tên lửa mang tên 15P961 “Tuổi trẻ” của Liên Xô giờ chỉ còn là những phế tích hoang tàn.

Đoàn tàu tên lửa 15P961 “Tuổi trẻ” là mẫu vũ khí độc nhất vô nhị vừa mới được “nghỉ hưu” từ năm 2005.

Phần lớn các trang thiết bị kỹ thuật và phụ tùng của hệ thống đã bị tháo dỡ để tận dụng.

Đoàn tàu này là niềm tự hào của các kỹ sư thời Xô Viết. Các hệ thống như vậy tạo ra mối đe dọa thực sự đối với kẻ thù của Liên Xô.

Nhưng căn cứ của Đoàn tàu tên lửa 15P961 “Tuổi trẻ” giờ chỉ còn là phế tích hoang tàn

Căn cứ Đoàn tàu tên lửa 15P961 “Tuổi trẻ” bị bỏ hoang

Bên ngoài căn cứ Đoàn tàu tên lửa 15P961 “Tuổi trẻ”

Chỉ để theo dõi các đoàn tàu tên lửa, người Mỹ thậm chí phải bỏ ra số tiền lớn hơn cả số tiền Liên Xô đã dùng để chế tạo ra những đoàn tàu này. Mỹ đã huy động tổng cộng 12 vệ tinh do thám thay nhau giám sát khắp nơi trên lãnh thổ Liên Xô, song vẫn không thể xác định sự khác biệt giữa những đoàn tàu chứa tên lửa và những toa làm lạnh thông thường.

Lịch sử chế tạo loại vũ khí này ở Liên Xô đã trải qua một quá trình đầy phức tạp. Ngay từ năm 1969, lãnh đạo nhà nước và Bộ Quốc phòng Liên Xô đã quan tâm chế tạo ra loại vũ khí này.

Năm 1979, nhiệm vụ chế tạo đoàn tàu tên lửa chính thực được giao cho Phòng thiết kế “Thanh Niên” mang tên M.K Yangel và do công trình sư Utkin đứng đầu.

Nhiệm vụ đặt ra là bố trí tên lửa đạn đạo xuyên lục địa trên một toa xe lửa, có trọng lượng tổng cộng cùng bệ phóng hơn 150 tấn nhưng vẫn phải đảm bảo vận hành trơn tru của đoàn tàu trên hệ thống đường sắt quốc gia. Đoàn tàu phải bảo đảm an toàn tuyệt đối khi vận hành, đồng thời có thể đạt tốc độ tối đa 120 km/giờ.

Đoàn tàu tên lửa đầu tiên được trang bị cho quân đội Liên Xô vào năm 1987. Đến năm 1992, đã có tổng cộng 12 đoàn tàu như trên được triển khai trên khắp đất nước.

Mỗi đoàn tàu đặc biệt này trung bình có 3 bệ phóng, kèm theo 12 tên lửa và khoảng 120 đầu đạn hạt nhân.

Tên lửa được sử dụng là hệ thống PC-22 có trọng lượng khoảng hơn 100 tấn và tầm bắn khoảng 10.000 km. Đây là loại tên lửa có ba tầng dùng nhiên liệu rắn có lắp các đầu đạn hạt nhân tự dẫn đường.

Tháng 12.2012, truyền thông Nga đưa tin nước này sẽ tái khởi động việc sản xuất các tên lửa đạn đạo xuyên lục địa (ICBM) lắp trên tàu lửa và các mẫu đầu tiên sẽ được triển khai trước năm 2020.

Tên lửa mới sẽ nặng bằng một nửa loại ICBM lắp trên tàu lửa thời Liên Xô trước đây để có thể lắp gọn chúng trên một toa tàu.

Giới phân tích cho rằng việc tái sử dụng các đoàn tàu tên lửa rõ ràng là phản ứng của Nga với kế hoạch thiết lập các bộ phận lá chắn tên lửa tại Đông Âu của Mỹ.

 

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại