Cụ thể, theo Hoàn Cầu, trong một trận chiến tàu sân bay giả định giữa Mỹ và Trung Quốc, các máy bay chiến đấu chủ lực của 2 bên sẽ bao gồm tiêm kích đa nhiệm thế hệ 5 F-35 do hãng Lockheed Martin phát triển và tiêm kích trên hạm J-15 do Tập đoàn máy bay Thẩm Dương Trung Quốc chế tạo.
F-35 được trang bị khả năng tấn công vô cùng uy lực để đánh đất/biển, với trọng tải vũ khí lên tới 8 tấn và khả năng mang 4 tên lửa không-đối-không tầm trung AIM-120C và tầm ngắn AIM-9X.
Trong một cuộc tấn công nhằm vào tàu sân bay Liêu Ninh, F-35 có thể mang các tên lửa tấn công JSM có tầm bắn 290km do Na Uy phát triển. Trong khi đó, J-15 lại chỉ có thể mang 2 tên lửa chống hạm YJ-83 với tầm bắn chỉ 180km.
Về mặt công nghệ radar, Mỹ rõ ràng nắm thế vượt trội với radar quét mạng pha điện tử chủ động AN/APG-81, một sản phẩm của hãng Northrop Grumman.
Hoàn cầu thừa nhận, thậm chí trong cuộc đấu với nguyên mẫu tiêm kích tàng hình thế hệ 5 hai động cơ J-20 của Trung Quốc, F-35 vẫn sẽ là bên đầu tiên phát hiện ra đối phương do sở hữu radar vượt trội.
Cũng theo Hoàn Cầu, các chuyên gia đang băn khoăn liệu Lực lượng Tự vệ trên không Nhật Bản có cải tiến các máy bay F-35A mua từ Mỹ để chúng có thể mang tên lửa không-đối-không tầm trung AAM-4 và AAM-5 dẫn đường bằng radar do Nhật Bản tự phát triển hay sẽ sử dụng các tên lửa của Mỹ với những kích thước khác nhau.
Tên lửa AAM-4
Vấn đề đặt ra với Nhật Bản là mức giá của tiêm kích F-35A. Tokyo sẽ sở hữu ít máy bay hơn nếu mức giá tiếp tục tăng. Mức giá của F-35A năm 2010 là 111,6 triệu USD, trong khi đó F-35B là 109,4 triệu USD và F-35C có giá 142,9 triệu USD. Theo một số nguồn tin, kể từ thời điểm đó, giá trung bình của F-35 tiếp tục tăng lên tới mức 228 triệu USD.
Lần cất cánh thẳng đứng thành công đầu tiên trong lịch sử của tàng hình cơ F-35B