Hình ảnh mới nhất tàu ngầm "made in Vietnam" trong bể thử nghiệm

Ông Nguyễn Quốc Hòa cho biết đến thời điểm này, tàu ngầm Trường Sa vẫn đáp ứng mọi tiêu chuẩn như bản thiết kế đề ra.

Doanh nhân Nguyễn Quốc Hòa, người thiết kế và chế tạo tàu ngầm mini mang tên Trường Sa đã cung cấp một số hình ảnh của tàu ngầm trong bể thử nghiệm.
Doanh nhân Nguyễn Quốc Hòa, người thiết kế và chế tạo tàu ngầm mini mang tên Trường Sa đã cung cấp một số hình ảnh của tàu ngầm trong bể thử nghiệm.
Ông Hòa cho biết, tính đến ngày 18/1/2014, tàu ngầm đang đáp ững những yêu cầu mà bản thiết kế ban đầu đề ra. Trong bể nước, tàu ngầm đạt trạng thái cân bằng rất tốt.
Ông Hòa cho biết, tính đến ngày 18/1/2014, tàu ngầm đang đáp ững những yêu cầu mà bản thiết kế ban đầu đề ra. Trong bể nước, tàu ngầm đạt trạng thái cân bằng rất tốt.
Mức mớn nước của tàu ngầm cũng giống với bản thiết kế của ông Nguyễn Quốc Hòa.
Mức mớn nước của tàu ngầm cũng giống với bản thiết kế của ông Nguyễn Quốc Hòa.
Ông Hòa bày tỏ: “Với những kết quả khả quan như vậy, tôi hoàn toàn tin tưởng vào khả năng thành công của con tàu.”
Ông Hòa bày tỏ: “Với những kết quả khả quan như vậy, tôi hoàn toàn tin tưởng vào khả năng thành công của con tàu.”
Ngày 18/1/2014, tàu ngầm Trường Sa sẽ được nạp nhiên liệu, với tổng cộng 1.000 lít dầu diesel. Hiện tại ông Hòa đang chờ nguyên liệu cho hệ thống không khí tuần hoàn AIP là oxy lỏng về. Khi có oxy lỏng, ngay lập tức ông Hòa sẽ thử nghiệm hệ thống AIP.
Ngày 18/1/2014, tàu ngầm Trường Sa sẽ được nạp nhiên liệu, với tổng cộng 1.000 lít dầu diesel. Hiện tại ông Hòa đang chờ nguyên liệu cho hệ thống không khí tuần hoàn AIP là oxy lỏng về. Khi có oxy lỏng, ngay lập tức ông Hòa sẽ thử nghiệm hệ thống AIP.
Những ống hình trụ có lỗ bên cạnh tháp tàu được ông Hòa cho biết là những bộ phận của hệ thống AIP, ông Hòa sử dụng nước biển để trung hòa khí CO2.
Những ống hình trụ có lỗ bên cạnh tháp tàu được ông Hòa cho biết là những bộ phận của hệ thống AIP, ông Hòa sử dụng nước biển để trung hòa khí CO2.
Cận cảnh phần tháp của con tàu. Theo ông Hòa, những chi tiết màu đen bao gồm kính tiềm vọng, các bộ phận vệ tinh, radar… còn ống dài màu trắng là chi tiết của ống dưỡng khí khi tàu chuyển sang chế độ chạy tiềm vọng.
Cận cảnh phần tháp của con tàu. Theo ông Hòa, những chi tiết màu đen bao gồm kính tiềm vọng, các bộ phận vệ tinh, radar… còn ống dài màu trắng là chi tiết của ống dưỡng khí khi tàu chuyển sang chế độ chạy tiềm vọng.
Một phần nội thất của tàu ngầm Trường Sa hé lộ.
Một phần nội thất của tàu ngầm Trường Sa hé lộ.
Trước đó, ngày 6/1, tàu ngầm Trường Sa được cho vào bể thử nghiệm, đến ngày 10/1 bắt đầu đổ nước thử nghiệm lần đầu tiên. Ông Hòa dự tính trước Tết nguyên đán sẽ kết thúc giai đoạn thử nghiệm lần này.
Trước đó, ngày 6/1, tàu ngầm Trường Sa được cho vào bể thử nghiệm, đến ngày 10/1 bắt đầu đổ nước thử nghiệm lần đầu tiên. Ông Hòa dự tính trước Tết nguyên đán sẽ kết thúc giai đoạn thử nghiệm lần này.

 

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại