Hệ thống trinh sát của Liên Xô có giúp nổi Triều Tiên bắt thóp B-2?

Bình Nhưỡng có một số hệ thống trinh sát trong lực lượng radar cảnh giới để đối phó với con quái vật tàng hình B-2 Spirit nhưng hiệu quả thực sự của nó vẫn là bí ẩn.

B-2 Spirit là loại máy bay ném bom chiến lược tàng hình duy nhất trên thế giới hiện nay và cũng là chiếc máy bay chiến đấu đắt nhất hành tinh với chi phí hơn 2 tỷ USD/chiếc. B-2 được trang bị những công nghệ điện tử hàng không tối tân nhất thế giới hiện nay.

Với nhiệm vụ bí mật đột phá mạng lưới phòng không đối phương để tấn công các cơ sở, căn cứ mang tầm chiến lược, B-2 được thiết kế với khả năng tàng hình tối ưu trước các biện pháp trinh sát bằng điện tử của đối phương.

Ngoài hình dáng khí động học đặc biệt để làm giảm tối đa mặt cắt radar, máy bay còn được sơn một lớp đặc biệt có khả năng hấp thụ sóng radar cùng biện pháp che chắn hồng ngoại, quang học tối tân.

Triều Tiên sẽ trả giá đắt nếu đấu với 'quái vật tàng hình' Mỹ?
Nếu không thể phát hiện sớm "quái vật tàng hình" B-2 thì Triều Tiên có thể phải trả giá đắt bởi khả năng tấn công phủ đầu chớp nhoáng của nó.

B-2 có kích thước khá đồ sộ, dài 21 mét, sải cánh 52,4 mét, cao 5,18 mét, trọng lượng rỗng tới 71,7 tấn, tuy nhiên, trên màn hình radar diện tích phản hồi radar RCS của “con quái vật” này chỉ 0,1 m2. Máy bay này có khả năng mang những vũ khí tinh vi nhất của Mỹ hiện nay với tải trọng lên đến 23 tấn.

Quái vật tàng hình” B-2 đã được sử dụng rộng rãi trong chiến tranh Kosovo năm 1999, chiến tranh Iraq năm 2003, chiến tranh Libya năm 2011 và đã cho thấy giá trị của mình, không loại trừ khả năng loại máy bay ném bom chiến lược này sẽ được sử dụng tại Triều Tiên.

Khả năng của B-2 Spirit có lẽ không cần phải bàn cãi, vấn đề đang được quan tâm bây giờ là Bình Nhưỡng có trong tay những công cụ nào có thể “vạch mặt” quái vật tàng hình này. Để chống lại một cuộc tấn công từ “quái vật tàng hình” này thì việc phát hiện ra nó từ xa là chìa khóa để ngăn chặn khả năng tấn công của nó.

Để ngăn chặn B-2 Spirit thì lực lượng radar cảnh giới của Triều Tiên chính là thành phần chủ chốt trong việc bắt bài con quái vật này. Nếu radar cảnh giới không thể phát hiện mục tiêu từ xa thì cho dù hệ thống phòng không mạnh đến đâu cũng trở nên vô nghĩa.

Theo nguồn tin tình báo Mỹ, phần lớn các radar cảnh giới trong biên chế lực lượng phòng không Triều Tiên đều có nguồn gốc từ Liên Xô cùng một số hệ thống chuyển giao từ Trung Quốc.

Triều Tiên sẽ trả giá đắt nếu đấu với 'quái vật tàng hình' Mỹ?
 

Hệ thống trinh sát thụ động KRTP- 81/81M Ramona được xem là cứu tinh của lực lượng radar cảnh giới Triều Tiên trong việc phát hiện sớm B-2. Tuy nhiên, khả năng của hệ thống này thực sự là một ẩn số.

Các radar cảnh giới gồm có: P-12/18, P-14, P-15, P-35/37, radar đo độ cao PRV-11, radar di động 3 tham số 36D6, radar di động 3 tham số JY-8 của Trung Quốc. Các loại radar này có phạm vi cảnh giới từ 250-500 km. Tuy nhiên, đây đều là các loại radar chủ động (tức chủ động phát sóng điện từ sau đó thu nhận tín hiệu phản xạ trở lại).

Những loại radar chủ động rất khó để phát hiện được các loại máy bay tàng hình như B-2 Spirit bởi phần lớn sóng điện từ phát đi đã bị tán xạ do thiết kế khí động học hoặc bị hấp thu bởi loại sơn thấp thu sóng điện từ. Nói cách khác những radar chủ động gần như “bị mù” trước máy bay tàng hình.

Máy bay tàng hình chỉ có thể bị phát giác khi nó đối diện với một hệ thống radar thụ động (tức không phát đi sóng điện từ mà thu nhận tín hiệu điện từ phát ra từ mục tiêu). Các máy bay có hay không có khả năng tàng hình khi di chuyển trong không khí đều gây ra sự nhiễu loạn không khí, bức xạ điện từ từ các thiết bị điện tử, đây chính là điểm yếu khiến nó phải lộ diện trước các hệ thống trinh sát thụ động.

Theo một số nguồn tin không chính thức, Triều Tiên đang có trong tay khoảng 5-8 hệ thống trinh sát thụ động KRTP-81/81M Ramona. Hệ thống trinh sát thụ động này chính là công cụ hiệu quả nhất để Triều Tiên bắt thóp B-2 Spririt.

Hệ thống trinh sát thụ động này được Liên Xô đưa vào sử dụng những năm 1970 và cho nghỉ hưu vào năm 1990. Ramona có khả năng theo dõi 20 mục tiêu cùng lúc, tuy nhiên, hệ thống này có quá nhiều điểm hạn chế như kích thước quá đồ sộ, trọng lượng tới 160 tấn, do đó rất khó khăn trong triển khai đội hoạt động và ngụy trang.

Mặc khác, KRTP-81/81M Ramona được phát triển trước khi B-2 ra đời, khi B-2 cất cánh thì hệ thống này đã được cho nghỉ hưu, hệ thống này có “bắt thóp” được B-2 hay không thực sự là một ẩn số. Trong khi B-2 liên tục được cập nhật các công nghệ mới để nâng cao khả năng chiến đấu trong khi đó khả năng cập nhật công nghệ của hệ thống Ramona trong tay Bình Nhưỡng gần như bị bỏ ngõ.

Về mặt lý thuyết, hầu hết các loại tên lửa phòng không Triều Tiên đều có khả năng “vít cổ” B-2 hay các loại máy bay chiến đấu khác của Mỹ, vấn đề nằm ở chỗ có bắt được và khóa mục tiêu để bắn hay không? Nhìn vào hệ thống radar cảnh giới của Triều Tiên thì khả năng bắt thóp được B-2 Spririt từ xa là rất thấp.

 

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại