Vz.53/59 PLDvK "lizard" trang bị 2 pháo cỡ 30 mm PldvK vz. 53/59.
Dự án STROP II được khởi động vào năm 1987 tại trung tâm nghiên cứu Slavičín của Tiệp Khắc, nhằm mục đích chế tạo một hệ thống tên lửa - pháo phòng không thế hệ mới để thay thế "người tiền nhiệm" Vz.53/59 PLDvK "lizard" đã lỗi thời.
STROP II được xây dựng trên khung cơ sở Dana/Zuzana T-815 8x8 cho khả năng cơ động tốt (cùng khung gầm với lựu pháo tự hành DANA 152 mm).
Thông số kỹ thuật cơ bản: Chiều dài: 9,9 m; Chiều rộng: 2,95 m; Chiều cao (cả tháp pháo): 3,3 m; Trọng lượng chiến đấu: 27 tấn. STROP II sử dụng động cơ Tatra T3-930-52 265 kW cho tốc độ tối đa 100 km/h, dự trữ hành trình 700 km, kíp chiến đấu: 3 người.
STROP II có thiết kế khá "hầm hố".
Về hỏa lực, STROP II được trang bị pháo tự động 2A38 30 mm (cũng là loại pháo trang bị trên hệ thống 9K22 Tunguska của Liên Xô) với cơ số đạn 1.400 viên (trong đó 560 viên được nạp sẵn), bên hông tháp pháo lắp 2 tên lửa 9M313 Igla-1M.
Trên xe lắp các ống phóng đạn khói ngụy trang, vũ khí phụ gồm 1 súng máy PKT 7,62 mm với cơ số đạn 2.000 viên.
Pháo tự động 2A38 30 mm.
Pháo 2A38 có tốc độ bắn lý thuyết 2.000 phát/phút, sơ tốc đầu đạn 960 m/s, tầm bắn 0,2 - 4 km và độ cao là 2,5 km. Pháo bắn hạ được mục tiêu bay di chuyển ở tốc độ 450 m/s và có thể sử dụng để tấn công cả mục tiêu mặt đất cũng như trên không.
Tên lửa phòng không 9M313 Igla-1M.
Đạn tên lửa 9M313 sử dụng đầu dò hồng ngoại, có khả năng bắn - quên. Tên lửa có tốc độ 570 m/s, tầm bắn tối đa 5 km, trần bay 3,5 km, bắn hạ được mục tiêu đang di chuyển với tốc độ 360 m/s.
Giới thiệu tính năng kỹ chiến thuật cơ bản của hệ thống.
STROP II được trang bị hệ thống trinh sát, ngắm bắn quang điện cho khả năng tác chiến cả ngày lẫn đêm và hệ thống phân biệt bạn thù IFF.
Việc theo dõi, ngắm bắn mục tiêu và kiểm soát hỏa lực được tự động hóa với cốt lõi là hệ thống máy tính PMS cùng camera CCD đơn sắc, kết hợp với một máy đo xa laser cực mạnh. Ngoài ra, nó còn được bổ trợ bởi radar thụ động PRUS.
Hệ thống kiểm soát bắn có thể liên tục tự động kết nối dữ liệu và thông tin với trung tâm chỉ huy cấp cao hơn, cũng như kết hợp với các hệ thống phòng không khác.
Hệ thống phòng không BRAMS.
Mặc dù sở hữu những tính năng độc đáo và triển vọng nhưng cũng như nhiều dự án quân sự của Liên Xô hay các nước Đông Âu khác trong thời kỳ khủng hoảng chính trị những năm 1990, dự án STROP II cũng bị dừng lại sau sự tan rã của Tiệp Khắc.
Sau này Cộng hòa Séc và Slovakia cũng phát triển một số hệ thống phòng không nâng cấp từ STROP II, tuy nhiên đều không nhận được thành công. Đáng chú ý nhất trong các biến thể sau này có thể kể tới hệ thống BRAMS do Slovakia phát triển.
Hệ thống BRAMS được trang bị tháp pháo kiểu mới, cải tiến về hệ thống trinh sát, phát hiện, điều khiển hỏa lực, số tên lửa được tăng lên 4, pháo chính sử dụng loại 2A38M.