Ngày 3/9, Israel thử nghiệm hệ thống phòng thủ Arrow, cuộc thử nghiệm này khiến nhiều nước cảm thấy bất ngờ và lo lắng, trong khi đó Nga không hề bất ngờ mà ngay lập tức đã phát hiện ra cuộc thử nghiệm này.
Hệ thống phòng thủ tên lửa Arrow được thiết kế để đánh chặn các loại tên lửa đạn đạo chiến thuật, đạn đạo tầm ngắn, tầm trung và cả tên lửa đạn đạo liên lục địa.
Arrow đang được thiết kế với 3 cấu hình khác nhau, trong đó Arrow 1 được thiết kế để tiêu diệt các loại tên lửa đạn đạo chiến thuật trong phạm vi 50km. Biến thể Arrow 2 được thiết kế để tiêu diệt các loại tên lửa đạn đạo tầm ngắn, tên lửa đạn đạo tầm trung trong phạm vi 100km. Còn Arrow 3 được thiết kế để đánh chặn tên lửa đạn đạo liên lục địa ICBM.
Sức mạnh của hệ thống đánh chặn Arrow là radar cảnh báo sớm EL/M-2080 Green Pine. Đây là một loại radar quét mạng pha điện tử chủ động, radar AESA tối tân hàng đầu thế giới hiện nay. Radar này có thể phát hiện mục tiêu cỡ quả bóng goft ở khoảng cách 500km.
Hệ thống quản lý chiến đấu Tree Citron, hệ thống này có thể kiểm soát việc đánh cùng lúc 14 mục tiêu khác nhau. Thành phần thứ 3 của hệ thống là trung tâm kiểm soát khởi động Brown Hazelnut (tiếng Do Thái) được đặt tại các vị trí phóng. Trung tâm này có thể đặt cách hệ thống điều khiển hỏa lực Tree Citron tới 300km, nó được trang bị hệ thống liên lạc vô tuyến cùng hệ thống liên kết dữ liệu tốc độ cao với trung tâm điều khiển và radar. Giải pháp thiết kế này cho phép thiết lập một khu vực phòng thủ tên lửa trên quy mô lớn mà không cần phải đầu tư quá nhiều những hệ thống điều khiển riêng biệt.
Bệ phóng tên lửa đánh chặn được đặt trên khung gầm xe kéo chuyên dụng, mỗi bệ phóng được trang bị 6 tên lửa đánh chặn. Tên lửa được phóng ở vị trí thẳng đứng bằng phương pháp khởi động nóng. Bộ Quốc phòng Israel cho biết, hệ thống phòng thủ tên lửa Arrow được thiết kế để bảo vệ Israel khỏi các tên lửa tầm xa mà Iran có thể sử dụng để tấn công nước này.
Với những tính năng ưu việt của hệ thống Arrow mà Israel công bố, rõ ràng Arrow chỉ chịu chào thua hệ thống S-500 siêu hiện đại của Nga, bởi ngay từ mục tiêu thiết kế và chế tạo, Arrow ra đời chỉ nhằm đối phó mối nguy hiểm từ phía Iran. (Trong ảnh: Hệ thống S-400 khai hỏa)
Hệ thống S-500 có khả năng cùng lúc đánh chặn 10 quả tên lửa đạn đạo tầm trung có tầm bắn 3500 km. Riêng về độ cao và vận tốc đánh chặn thì S-500 đứng đầu thế giới. (Trong ảnh: Hệ thống S-400)
S-500 có khả năng bắn hạ các mục tiêu bay cao tới 200km, với vận tốc 7km/s. Ngoài ra S-500 còn có khả năng đánh chặn tất cả các loại tên lửa đạn đạo tầm trung, tầm ngắn cấp chiến dịch, chiến thuật, tên lửa hành trình siêu âm. (Trong ảnh: Hệ thống S-400)
Thời gian triển khai chiến đấu của hệ thống S-500 chỉ mất thời gian 3-4 giây để bắn tiếp mục tiêu khác. Hệ thống radar sục sạo và điều khiển hỏa lực của radar S-500 được xây dựng trên nòng cốt là radar mảng pha chủ động X-Band, có phạm vi phủ sóng và sục sạo đạt tới 800-1000km. (Trong ảnh: Hệ thống S-400 khai hỏa)
Với tính năng đánh chặn tên lửa đạn đạo tầm cao, tầm xa siêu việt của mình, S-500 đã làm lu mờ cả 3 hệ thống tên lửa lưỡng dụng phòng không và phòng thủ tên lửa Patriot-3, hệ thống phòng thủ tên lửa mới nhất là THAAD và hệ thống phòng thủ tên lửa Aegis (bao gồm cả SM-3 và SM-2). 3 hệ thống này chính là cái ô 3 tầng, phòng thủ tên lửa tầm thấp, trung, cao cho Mỹ. (Trong ảnh: Hệ thống S-400)
Như vậy, tính năng của S-500 tích hợp được tất cả những ưu điểm mà cả PAC-3, Aegis, THAAD của Mỹ và cả hệ thống Arrow của Israel chưa thể đạt được. Trong ảnh: Hệ thống S-400.
Bài vở và ý kiến đóng góp cho chuyên mục vui lòng gửi về email: [email protected]. Trân trọng!