Năm ngoái, Ấn Độ đã gia nhập một câu lạc bộ tên lửa mới, sau khi bắn thử nghiệm thành công tên lửa đạn đạo phóng từ tàu ngầm (SLBM). Tên lửa SLBM là một trong những dự án bí mật nhất từng được thực hiện bởi cơ quan quốc phòng Ấn Độ.
Được đánh giá cao, dự án Black đã đưa Ấn Độ vào hàng ngũ các quốc gia ngang hàng với Trung Quốc, Nga, Mỹ và Pháp về tên lửa đạn đạo phóng từ tàu ngầm.
Theo kế hoạch, tên lửa SLBM sẽ được triển khai trên tàu ngầm INS Arihant, tàu ngầm năng lượng hạt nhân đầu tiên và duy nhất do Ấn Độ tự đóng cho tới nay.
Tên lửa SLBM còn được biết là K-15 Sagarika có tầm tắn xa 700 km. 12 tên lửa như vậy có thể được mang trên tàu ngầm hạt nhân INS Arihant.
Cơ quan quốc phòng Ấn Độ (DRDO) đang trong quá trình phát triển 2 phiên bản tên lửa đạn đạo liên lục địa phóng từ tàu ngầm khác khác nhau là SLBM là K-4 và K-5 với tầm bắn tương ứng 3.540km và 5.000km.
Năm 2008, Tờ India Today đã dẫn lời của Chuẩn Đô đốc Raja Menon cho biết, một tàu ngầm hạt nhân như Arihant có thể mang được 12 SLBM K-15 với mỗi tên lửa mang 4 đầu đạn phân tách độc lập, điều đó tương đương với tổng cộng 96 đầu đạn.
Tên lửa K-15 SLBM
K-15 là một thành viên của gia đình tên lửa SLBM K. Nó gắn liền với sự phát triển và sản xuất các thế hệ tên lửa dòng K trong dự án Black.
Chữ K là viết tắt của tên APJ Abdul Kalam, cha đẻ của chương trình tên lửa Ấn Độ.
Theo các chuyên gia quân sự Ấn Độ, tên lửa lớp K nhanh hơn, nhẹ hơn và có khả năng tàng hình tốt hơn bất kỳ loại tên lửa tương tự nào trên thế giới. Có 5 biến thể lớp K của tên lửa SLBM. Đó là K-15, K-4 Mark I, K-4 Mark II, biến thể phóng trên không và K-5.
Tên lửa K-15 Sagarika được Ấn Độ bắt đầu phát triển từ những năm 1990. Sagarika có chiều dài 10m, đường kính 0.74m, nặng 17 tấn và có thể mang một đầu đạn nặng tới 1 tấn, tầm bắn xa trên 700km. Nó được phát triển tại khu liên hợp tên lửa của DRDO ở Hyderabab.
Dự án Black bao gồm sự phát triển của các bệ phóng tên lửa dưới nước với tên gọi là Project 420. Project 420 đã được hoàn thành và bàn giao cho Hải quân Ấn Độ vào năm 2001.
Tên lửa này nằm trong một loạt các tên lửa được thử nghiệm dưới biển, trong suốt những năm 2000.
Lần thử nghiệm đầu tiên được tiến hành vào ngày 12/11/2008, lần thứ 2 là vào ngày 11/3/2012. Nó trải qua cuộc thử nghiệm lần thứ 12 và cũng là cuối cùng vào ngày 27/1/2013.
Các thế hệ tên lửa lớp K
K-15 được cho là đã sẵn sàng đưa vào sản xuất. Các phiên bản dài hơn như K-4 và K-5 có thể mất vài năm nữa.
K-4 Mark I có tầm bắn 3.500km đang trải qua các cuộc thử nghiệm và dự kiến sẽ được ra mắt vào năm 2017.
K-4 Mark II có tầm bắn 5.000km hiện đang được phát triển.
Các tên lửa phóng trên không, có tầm bắn 200km. Nó đang được phát triển theo dự án tên lửa siêu vượt âm của DRDO và được thiết kế để có thể tích hợp lên máy bay Sukhoi Su-30MKI.
K-5 sẽ có tầm bắn 5.000km và vẫn đang trong tình trạng được phát triển.
Tầm quan trọng chiến lược đối với Ấn Độ
Tên lửa SLBM sẽ mang lại cho Ấn Độ khả năng tấn công thứ 2. Trong trường hợp, một cuộc tấn công hạt nhân từ kẻ thù tiêu diệt công cụ tấn công hạt nhân của Ấn Độ, tàu ngầm INS Arihant có thể phản ứng từ dưới biển vì nó có thể nằm yên dưới nước trong nhiều tháng mà không bị kẻ thù phát hiện.
Ấn Độ với học thuyết rõ ràng "không sử dụng vũ khí hạt nhân đầu tiên" nhưng họ cần có khả năng tấn công thứ 2 nhằm sự ngăn chặn khả năng tấn công của đối phương.
Bài vở và ý kiến đóng góp cho chuyên mục vui lòng gửi về email: [email protected]. Trân trọng!