Hành trình lận đận của "siêu ong" Mỹ trên thị trường châu Á-TBD

Hải Vy |

Trước sự cạnh tranh từ phía các công ty nước ngoài và các công ty khác của Mỹ, liệu “siêu ong bắp cày” F/A-18 Super Hornet có duy trì được cuộc chơi ở châu Á - Thái Bình Dương?

Bài viết của nhà phân tích Benjamin David Baker trên tạp chí The Diplomat (Nhật Bản):

Vị thế của Mỹ trên thị trường châu Á-TBD

Châu Á- Thái Bình Dương đang trở thành thị trường quan trọng đối với các nhà sản xuất máy bay quân sự hiện đại.

Các công ty đến từ Pháp, Thụy Điển, Nga và Trung Quốc đang nỗ lực chào hàng các sản phẩm của mình đến nhiều quốc gia trong khu vực.

Một số nước, trong đó có Indonesia, Malaysia và Ấn Độ, đang có hoặc đang tiến hành kế hoạch mua máy bay chiến đấu hiện đại mới.

Các công ty của Mỹ có vị trí nhất định trên thị trường châu Á – Thái Bình Dương, một phần là do các tác động chính trị.

Ngày nay, các công ty Mỹ vẫn nằm trong danh sách nhà cung cấp hàng đầu cho các lực lượng không quân châu Á. Tuy nhiên, yếu tố kinh tế đang dần trở nên quan trọng hơn, trong khi các khí tài quân sự Mỹ lại khá đắt đỏ.


Boeing vấp phải sự cạnh tranh gay gắt từ phía các công ty nước ngoài, thậm chí là cả trong nước như tập đoàn Lockheed Martin với mẫu tiêm kích thế hệ 5 F-35.

Boeing vấp phải sự cạnh tranh gay gắt từ phía các công ty nước ngoài, thậm chí là cả trong nước như tập đoàn Lockheed Martin với mẫu tiêm kích thế hệ 5 F-35.

Có thể xác định 2 phân khúc lớn trên thị trường máy bay chiến đấu hiện nay: máy bay “thế hệ 5” tiên tiến và máy bay “thế hệ 4” thông thường.

Ở phân khúc thứ nhất (máy bay thế hệ 5), Mỹ vẫn duy trì một lợi thế quan trọng.

Mẫu tiêm kích F-35 gây tranh cãi của Lockheed Martin đã thu hút nhiều khách hàng (đã xác nhận mua hoặc đang ở mức quan tâm) tại châu Á, như Úc, Singapore, Nhật Bản và Hàn Quốc (mặc dù Tokyo và Seoul đang tự phát triển tiêm kích thế hệ 5).

Ở phân khúc thứ 2, máy bay Mỹ đang phải cạnh tranh khốc liệt hơn với các đối thủ Sukhoi Su-35 (Nga), Eurofighter Typhoon (liên doanh châu Âu), Gripen (Sabb – Thụy Điển), Dassault Rafale (Pháp) và thậm chí là JF-17 Thunder (Trung Quốc – Pakistan hợp tác sản xuất).

Một trong những ứng viên chủ lực của Mỹ trên thị trường này là F/A-18 Super Hornet. Được đưa vào hoạt động từ năm 1999, Super Hornet ngày nay vẫn là tiêm kích chủ lực của Hải quân Mỹ và Không quân Australia, với tổng cộng hơn 500 chiếc được triển khai.


Tiêm kích F/A-18 E/F Super Hornet. Ảnh: Military.com

Tiêm kích F/A-18 E/F Super Hornet. Ảnh: Military.com

Cạnh tranh khốc liệt

Boeing đã rất tích cực quảng bá Super Hornet tới các khách hàng tiềm năng và cho đến nay đã thu về nhiều kết quả khác nhau.

Boeing tìm đến Ấn Độ và Brazil để chào mời phương án thay thế lực lượng máy bay chiến đấu thế hệ 4. Song cuối cùng, New Delhi đã mua tiêm kích Rafale của Pháp, còn Brazil lựa chọn chiến đấu cơ Gripen của Thụy Điển.

Trong khi đó, Phần Lan, Ba Lan và có lẽ là cả Kuwait đang cân nhắc Super Hornet cho chương trình thay thế máy bay chiến đấu của họ.

Tuy nhiên nhìn chung, Boeing đang chật vật tìm kiếm đơn hàng cho Super Hornet. Các đơn đặt hàng mẫu máy bay này đã giảm sút kể từ khi chiếc Super Hornet cuối cùng được chuyển giao cho Úc vào năm 2011.

Thời gian sau đó, các phiên bản mới chủ yếu được giới thiệu làm phương án thay thế cho các máy bay đang hoạt động trong kho vũ khí của Mỹ và Úc.

Ngoài ra, Super Hornet, cùng với “người tiền nhiệm” F/A-18 Hornet chủ yếu được dùng để “lấp chỗ trống” cho tới khi Úc triển khai mẫu tiêm kích F-35 mà họ đang mòn mỏi mong chờ.


Super Hornet đang gặp phải nhiều đối thủ nặng ký trên thị trường châu Á.

Super Hornet đang gặp phải nhiều đối thủ nặng ký trên thị trường châu Á.

Mặc dù nước này đã đặt hàng thêm máy bay EA-18G Growler, biến thể tác chiến điện tử của Super Hornet vào năm 2017 nhưng đây không phải là giải pháp khả thi cho Boeing trong dài hạn.

Tại khu vực Thái Bình Dương, có 2 quốc gia đang trở thành thị trường tiềm năng cho Super Hornet. Malaysia đang trong quá trình tìm kiếm chiến đấu cơ mới để thay thế 10 chiếc MiG-29 từ thời Liên Xô.

Do F-35 vượt quá mức giá cho phép của Kuala Lumpur nên những ứng viên chính trong cuộc cạnh tranh này sẽ là Dassault Rafale, Eurofighter Typhoon, Gripen C/D và cuối cùng là F/A-18 Super Hornet.

Song theo Aviaion Week, khung thời gian của chương trình này không có lợi cho Boeing.

Malaysia chưa thể đưa ra quyết định về mẫu máy bay tương lai trong khi ông Dan Gillan, giám đốc chương trình Super Hornet của Boeing cho biết công ty này phải sớm quyết định có tiếp tục duy trì dây chuyền sản xuất Super Hornet hay không.

Nói cách khác, để tiếp tục làm ứng viên trong gói thầu của Malaysia, Super Hornet cần nhận được những đơn hàng khác nữa.

Tuy nhiên, Boeing vẫn khá lạc quan trong cuộc cạnh tranh này, Ông Howard Berry, phó giám đốc chương trình mua bán máy bay Super Hornet nhấn mạnh khả năng mang tải của Super Hornet, với khối lượng rỗng gấp 2 lần tiêm kích Gripen C/D.

Ngoài ra, Boeing còn có một lợi thế khác là Không quân Hoàng gia Malaysia đang vận hành các tiêm kích F/A-18D Hornet và Super Hornet là biến thể mở rộng của mẫu máy bay này.

Một khách hàng tiềm năng khác là Canada. Chính phủ Đảng Tự do Justin Trudeau đã tuyên bố rút khỏi dự án F-35 và tìm kiếm các nhà cung cấp máy bay chiến đấu mới.

Do Canada đang vận hành các tiêm kích Hornet (CF-18), Boeing hy vọng sự thân thuộc của phi công Canada với mẫu máy bay này, khả năng tương tác của Hornet với các máy bay thế hệ cũ và quan hệ hợp tác quân sự Mỹ-Canada sẽ giúp Super Hornet được lựa chọn.

Nhìn chung, Boeing vẫn cho ra đời những mẫu máy bay tuyệt vời. Cả 2 mẫu Hornet và Super Hornet đều đã được thử nghiệm, kiểm tra và mang lại hiệu quả hoạt động tốt.

Tuy nhiên, khi Lockheed Martin đang chiếm thị phần khổng lồ trên thị trường máy bay quân sự quốc tế với F-35 và các công ty nước ngoài lại giới thiệu nhiều mẫu máy bay ngang ngửa với Super Hornet thì Boeing sẽ phải chiến đấu hết mình để có thể tiếp tục cạnh tranh.

Khoảnh khắc ngoạn mục chiến đấu cơ Super Hornet Mỹ phá vỡ tường âm thanh

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại