Hành trình bí ẩn của những chiếc xe tăng bay

Trong Thế chiến II, Liên Xô và Mỹ đã chạy đua thiết kế xe tăng bay. Mặc dù ý tưởng rất thú vị nhưng những chiếc xe tăng có cất cánh được hay không vẫn còn là một bí ẩn lịch sử.

Điều gì khiến các kỹ sư quân sự thời Thế chiến II có ý tưởng chế tạo xe tăng bay?

Trong Thế chiến này, các bên tham chiến đều muốn sở hữu vũ khí tối tân nhằm trấn áp đối thù. Nếu có thể kết hợp sức mạnh của một chiếc xe tăng và tính linh hoạt của một chiếc máy bay, liệu có loại vũ khí nào tốt hơn?

Ý tưởng về một chiếc xe tăng bay được cả Mỹ và Liên Xô chạy đua từ những năm 1930. Tại Mỹ, kỹ sư John Walter Christie đã thiết kế xe bốn bánh có thể bay được nhờ đôi cánh.

Chiếc xe tăng này khi đạt được vận tốc khoảng 55 km/h, cánh quạt sẽ mở ra và xe sẽ cất cánh lên không trung.

Christie tự hào về sản phẩm của mình và nói với Tạp chí Cơ học vào năm 1932 rằng: “Xe tăng bay này chính là cỗ máy để kết thúc chiến tranh”.

Đáng tiếc, do sự hạn chế về kỹ thuật tại thời điểm đó, chiếc xe tăng này chưa bao giờ cất cánh được. Bản thiết kế này sau đó được Christie rao bán cho Liên Xô nhưng không được chấp nhận.

Chiếc xe tăng bay này đã vĩnh viễn đi vào quên lãng khi Liên Xô quyết định sử dụng máy bay ném bom TB-3.

Xe tăng bay do John Walter Christie thiết kế
Xe tăng bay do John Walter Christie thiết kế

Bộ Quốc Phòng Liên Xô đã cắt đứt hợp đồng với Christie

Vào năm 1940, kỹ sư Oleg Antonov đã đưa ra ý tưởng chuyển đổi xe tăng T-34 32 tấn thành một chiếc tàu lượn.

Kế hoạch của Oleg Antonov là dùng một cặp máy bay ANT-20 để kéo chiếc xe tăng bọc thép vào lãnh thổ của đối phương. Chiếc xe tăng bay này mang tên Krylya Tanka.

Trong khi bên Mỹ khẳng định chiếc máy bay này không thể rời mặt đất, Liên Xô tuyên bố chuyến bay thành công duy nhất đã được thực hiện vào khoảng giữa năm 1941-1942.

 

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại