Hạm đội nào mạnh nhất khu vực Caspian?

Đức Dũng |

Tham gia cuộc thi đấu hải quân quốc tế mở rộng “Caspian Cup-2015” và “Caspian Derby-2015” do quân đội Nga đăng cai tổ chức có 4 quốc gia Nga, Kazakhstan, Azerbaijan và Trung Quốc.

Một tàu tuần tra của hải quân Nga

Hiện tại, trên Biển Caspian đang diễn ra các cuộc thi đấu hải quân quốc tế mở rộng “Caspian Cup-2015” và “Caspian Derby-2015” do quân đội Nga đăng cai tổ chức.

Quy mô cuộc thi nhỏ, nhưng thu hút sự chú ý của dư luận không kém “Tank Biathlon 2015” (Cuộc thi đấu xe tăng chiến đấu chủ lực quốc tế trong khuôn khổ Thế vận hội quân sự 2015 tổ chức tại Nga từ ngày 1 đến 15/08/2015, 24 nước tham gia cuộc thi này).

Biển Caspian không nối liền với các đại dương, bờ biển giáp với 5 quốc gia.

Tham gia cuộc thi đấu này có Lực lượng hải quân của bốn quốc gia Nga, Kazakhstan, Azerbaijan và Trung Quốc. Turkmenistan và Iran từ chối tham gia vì nhiều lý do.

Bất chấp các thỏa thuận quốc tế về sử dụng tài nguyên thiên nhiên lưu vực Caspian, Iran thường xuyên tranh chấp quyền lợi với các nước láng giềng, kể cả Nga, dù thực tế Biển Caspian nằm chủ yếu tại lãnh thổ Nga.

Hành động thách thức nhất là sự xuất hiện của lực lượng vũ trang và hải quân Iran tại Caspian.

Thật nực cười nếu so sánh Bắc Băng Dương, Thái Bình Dương hay Biển Đen với Biển Caspian.

So về diện tích và thể tích, Caspian còn thua xa biển. Trên biển Caspi không có tàu sân bay, tuần dương hạm, tàu ngầm hạt nhân và độ rộng không quá 700 dặm.

Tuy nhiên, đội tàu hải quân của Nga tại Biển Caspian có khả năng bảo vệ chủ quyền lãnh hải cho Nga, được xem là mạnh nhất trong khu vực.

Tiểu hạm đội Caspian (sở chỉ huy tại Astrakhan) bao gồm 30 chiếc tàu cỡ nhỏ (tàu pháo, tàu quét mìn, tàu hộ vệ, tàu tuần tra) thuộc các lớp khác nhau, hai tàu hộ vệ lớn và hiện đại nhất thuộc lớp Gepard: "Tatarstan" và "Dagestan" mang theo đại bác, ngư lôi và tên lửa.

Tatarstan là tàu chỉ huy của hạm đội Caspian. Các tàu này được trang bị tên lửa diệt hạm và hệ thống phòng không, có thể trấn giữ toàn bộ lưu vực Caspian. Gần đây, Hạm đội Caspian còn tiếp nhận thêm 2 tàu hộ vệ tên lửa cỡ nhỏ Grad Sviyazhsk và Uglich.

Đại tá Igor Dygalo - Phát ngôn viên Lực lượng Hải quân Nga cho biết, sự hiện diện của lực lượng hải quân Nga ở Biển Caspian là phù hợp với lợi ích an ninh quốc gia của Nga trong khu vực.

Đội tàu của Nga có các thông số kỹ thuật vượt trội so với các đội tàu khác cùng khu vực. Trình độ các ê kíp lái và các đơn vị thủy quân lục chiến của Nga cũng vượt trội hơn.

Mục tiêu chính của Hạm đội Caspian là bảo vệ các khu vực ven biển, chống săn bắt trộm hải sản và bảo vệ lợi ích quốc gia trong các lĩnh vực sản xuất dầu.

Các quốc gia khác giáp với biển Caspian đều đưa ra những tuyên bố tương tự. Nhưng so về quân số và sức mạnh kỹ thuật, Lực lượng hải quân của các nước này đều kém xa Nga.

Iran có 3 căn cứ Hải quân ở khu vực Biển Caspian, một trong số đó dùng để tập trận. Hải quân Iran không có tàu cỡ lớn. Sức mạnh chủ yếu của đội tàu Iran tập trung vào các tàu tên lửa cỡ nhỏ do Trung Quốc và Đức sản xuất.

Một số tàu có thiết kế đặc biệt. Đô đốc hải quân Iran nhiều lần tuyên bố về kế hoạch xây dựng một đội tàu khu trục cỡ lớn, nhưng đó chỉ là dự định mãi chưa xảy ra.

Kazakhstan chia sẻ vị trí thứ hai về sức mạnh lực lượng hải quân tại biển Caspian với Iran. Mặc dù tụt hậu về kỹ thuật, nhưng Hải quân Kazakhstan lại có một số tàu lớn hiện đại.

Kỳ hạm của Hải quân nước này là tàu tên lửa mang tên Kazakhstan, được sản xuất ở Nhà máy đóng tàu Almaz của Nga và lắp ráp tại xưởng đóng tàu Zenith tại thành phố Uralsk, Kazakhstan.

Kazakhstan đã đặt hàng 3 tàu tên lửa của Hàn Quốc. Đội tàu tuần tra có hơn 50 chiếc, là phương tiện vũ khí phổ biến nhất của Hải quân Kazakhstan.

Một đội tàu lớn nữa tại Biển Caspian thuộc Lực lượng hải quân Azerbaijan. Đội tàu Azerbaijan có 1 tàu tuần tra và 5 tàu tên lửa từ thời Liên Xô.

Ngoài ra, Hải quân Azerbaijan còn có 5 tàu tuần tra thuộc các lớp khác nhau (bao gồm cả tàu tuần tra mua từ Thổ Nhĩ Kỳ). Thành phần phổ biến nhất trong Lực lượng hải quân Azerbaijan là các tàu đổ bộ có từ thời Liên Xô.

Lực lượng hải quân Turkmenistan chỉ có hai tàu tên lửa và mười tàu tuần tra thừa hưởng từ thời Liên Xô, thêm một tàu đổ bộ và một tàu cứu thương nữa.

Có thể thấy đội tàu của Nga và Iran là mạnh nhất. Nếu Hải quân Nga chú trọng vào các tàu tên lửa và tàu pháo, thì Hải quân Iran lại chú ý tăng cường các đội tàu trọng tải thấp.

Thực tế, Tehran không coi Nga là một quốc gia xâm lược và không có ý định tranh giành lãnh hải của Nga ở Biển Caspian. Và Nga cũng không coi quốc gia nào thuộc lưu vực Caspian là đối thủ nặng ký.

Sự hiện diện của Hải quân Nga tại vùng biển này chủ yếu là để chống săn trộm hải sản và chống chủ nghĩa khủng bố núp dưới danh nghĩa Nhà nước Hồi giáo IS và các nhóm hồi giáo khác.

Mục đích của Nga tổ chức các cuộc thi đấu của hải quân trên Biển Caspian là hướng tới hợp tác toàn diện.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại