Các học viên phi công Việt Nam đã sang Canada để được đào tạo về tiếng Anh, huấn luyện bay và kỹ thuật trong vòng 20 tháng, và sẽ chính thức tốt nghiệp vào đầu tháng 7 này.
Theo thông báo, khóa đào tạo bay và bảo dưỡng kỹ thuật của Việt Nam được huấn luyện bởi công ty Pacific Sky Aviation Inc - một chi nhánh của Viking.
Khóa huấn luyện máy bay Viking Twin Otter Series 400 được thực hiện trên máy bay mới của hải quân trong suốt bốn tháng, với khoảng 500 giờ bay và 350 vòng trên đường băng và các hoạt động trên mặt nước, đào tạo cho các phi công lái thủy phi cơ Twin Otter hơn 15.000 giờ bay kết hợp.
Thủy phi cơ Twin Otter của Việt Nam
Phần bảo dưỡng máy bay bao gồm 6 tuần đào tạo về máy cho các nhân viên kỹ thuật, những người sẽ chịu trách nhiệm bảo dưỡng máy bay tại các căn cứ hoạt động của Hải quân Việt Nam. Ngoài ra, việc hỗ trợ sẽ được đảm nhiệm bởi phi công Viking Series 400 Twin Otter và đại diện chi nhánh dịch vụ có cơ sở tại Việt Nam, để hỗ trợ máy bay khi nó tham gia vào phục vụ trong Hải quân Việt Nam.
"Chương trình này được thiết kế đặc biệt theo yêu cầu của Hải quân Việt Nam và nó khá giống với các chương trình đào tạo khác trên thế giới", ông Michael Coughlin, giám đốc điều hàng hãng hàng không Pacific cho biết.
Ông Coughlin giải thích: "Một số chương trình đáng kể trong khóa đào tạo của Twin Otter tập trung vào các hoạt động của chiếc thủy phi cơ với việc các học viên sẽ phải hoàn thành 2.100 lần hạ cánh trên hồ và bờ biển khúc khuỷu ở British Columbia, điều này sẽ góp phần cho sự thành công của họ khi vận hành máy bay tham gia các hoạt động tuần tra trên biển ở Việt Nam".
Thủy phi cơ Twin Otter của Việt Nam
Hợp đồng mua 6 thủy phi cơ Twin Otter của Việt Nam được công bố vào tháng 5 năm 2010 đánh dấu Viking Twin Otter Series 400 là chiếc máy bay sản xuất theo phương Tây đầu tiên được Bộ quốc phòng Việt Nam đặt mua. Đây cũng là loại máy bay cánh cố định đầu tiên sẽ được sử dụng bởi Hải quân Việt Nam.
Hợp đồng bao gồm 6 chiếc Twin Otter Guardian 400 mới sẽ được sử dụng để vận chuyển, tiếp tế, tuần tra hàng hải và các hoạt động tìm kiếm cứu nạn dọc theo các vùng biển ven bờ của Việt Nam. Trong đó chia thành hai cấu hình chính, cho cả hai hoạt động trên đất liền và trên biển với những thiết kế bên trong có thể thay đổi để phục vụ khách VIP, vận chuyển quân, hàng hóa, giám sát bờ biển...