Cuộc đối đầu căng thẳng nhất giữa Ấn Độ và Trung Quốc xảy ra trên biển Đông, khi mà hai học thuyết quân sự xung đột với nhau về quan điểm và ý chí. Vào cuối thế kỷ 20, đầu thế kỷ 21, với tình hình kinh tế khó khăn, trong điều kiện lực lượng Hải quân Mỹ, Pháp, Anh và Nga đang giảm bớt cơ cấu biên chế tổ chức.
Các nước trong khu vực châu Á - Thái Bình Dương bắt đầu tiến trình phát triển lực lượng Hải quân, trong số các nước này nổi bật lên là Trung Quốc và Ấn Độ. Từ một góc nhìn trên quan điểm chính trị, các nước đều cảm thấy nhu cầu bức thiết phải bảo vệ toàn vẹn chủ quyền của quốc gia từ sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế, đồng thời, những thành quả đạt được của nền kinh tế tạo điều kiện vật chất để phát triển tiềm lực quân sự, mà chủ chốt là tiềm lực hải quân.
Mặc dù cộng đồng quốc tế quan tâm nhiều hơn đến những than vọng hải quân của Trung Quốc hơn là những khát vọng của Ấn Độ trở thành một cường quốc hải quân, nhưng sự phát triển của hải quân Ấn Độ được thúc đẩy bởi sự phát triển của tình hình chính trị thế giới, cùng với an ninh và sự ổn định trong khu vực. Để có thể hiểu được những hoạt động tích cực của Ấn Độ trên trường thế giới, cần nghiên cứu cụ thể chiến lược phát triển hải quân của Ấn Độ.
Sự phát triển của tư tưởng quân sự hải quân Ấn Độ chịu sự ảnh hưởng của truyền thống Anglo-Saxon, lý thuyết hải quân cổ điển của Mehena và Corbett, cũng như các chiến lược gia và các chuyên gia hải quân hiện đại của Mỹ và Anh. Giai đoạn cuối của thế kỷ 20 sang đầu thế kỷ 21, thế giới có thể thấy một sự phát triển độc lập tự chủ với định hướng thích ứng với tình hình thực tế của tư tưởng chính trị đương đại về quốc phòng an ninh Ấn Độ.
Chiến lược phát triển Hải quân của Ấn Độ được công bố từ năm 1988. Sách trắng về hải quân của Ấn Độ là văn bản chính thức đầu tiên trong lịch sử phát triển của Hải quân quốc gia Ấn Độ. Đến đầu thế kỷ 21, thực tế cho thấy nội dung của văn bản đã lỗi thời và hoàn toàn không tương thích những hoạt động đối ngoại chính trị hiện đại của Ấn Độ ngày nay và tình hình chính trị quân sự trên thế giới và khu vực.
Kết quả là vào năm 2004, Dehli công bố Học thuyết quân sự hải quân Ấn Độ, nội dung của học thuyết quân sự hải quân đề cập đến các nguyên tắc cơ bản sử dụng lực lượng Hải quân để giải quyết các nhiệm vụ chính trị của quốc gia, dân tộc. Học thuyết quân sự hải quân là nền tảng cho sự phát triển chiến lược hải quân mới. được giới thiệu vào năm 2007 và mang tên là: “Tự do trên biển khơi, chiến lược quân sự hải quân Ấn Độ. Chiến lược phát triển Hải quân của Ấn Độ được tính toán dựa trên cơ sở không phải là 25 năm mà là 15 năm. Như vậy, theo ý kiến của các tác giả chiến lược, sẽ tồn tại một cơ hội giữ được sự cân đối giữa các mục tiêu trước mắt và các mục tiêu lâu dài. Trong điều kiện thành công của chiến lược phát triển hải quân Ấn Độ, đến năm 2012, Ấn Độ sẽ trở thành một cường quốc quân sự hải quân và có thể trên một mức độ thích hợp bảo vệ lợi ích của quốc gia, dân tộc trên trường thế giới.
Nếu như so sánh giữa chiến lược phát triển hải quân của Ấn Độ với Trung Quốc, theo định nghĩa của chuyên gia hải quân Anh: là sự hòa nhập ảnh hưởng của mô hình hải quân hiện đại và chiến lược Mahan, do vị trí thực tế quan trọng của hải quân Ấn Độ trong thời bình là vai trò hợp tác quốc tế, đảm bảo an ninh biển trên quy mô toàn cầu, có nghĩa là thực hiện chủ yếu các sứ mệnh nhân đạo thời bình.
Nhiệm vụ cơ bản của hải quân Ấn Độ - đảm bảo duy trì khả năng quản lý và kiểm soát Ấn Độ Dương. Đảm bảo tự do hàng hải trên Ấn Độ Dương đến với các đại dương trên thế giới. Thực hiện các nhiệm vụ quan trọng đó gắn liền với vấn đề quan trọng bậc nhất, Ấn Độ là nước nhập khẩu các hợp chất hữu cơ khí hydrocarbon lớn nhất thế giới.
Theo số lượng nhu cầu năng lượng của Ấn Độ, đất nước này đứng thứ 3 trên thế giới, trong đó ¼ nhu cầu là phải nhập khẩu sản phẩm từ nước ngoài. Trung Quốc theo số liệu của World Bank, nhập khẩu khoảng 10% nhu cầu nguồn năng lượng. Ngoài ra, Ấn Độ có 3,2 triệu km2 biển và 7.5 nghìn km bờ biển, là nước lớn nhất châu Á có đường tiến thẳng ra đại dương không đi qua các biển và eo biển. Nhưng chính quyền Ấn Độ cũng phải quan tâm và có chủ trương với ảnh hưởng và khả năng kiểm soát Ấn Độ Dương của Mỹ và Trung Quốc.
Trên Ấn Độ Dương tồn tại rất nhiều nguy cơ tiềm tàng đe dọa an ninh quốc gia Ấn Độ, khu vực này được biết đến với thực tế là nơi hoạt động mạnh của các tổ chức khủng bố lớn nhất như "Al-Qaeda", "Jemma Islamiyah" và "Lashkar Taiba." Ngoài ra, phía đông và phía tây Ấn Độ Dương - là khu vực cướp biển nổi tiếng nhất trên thế giới. Trên khu vực này cũng có nhiều các quốc gia có sự bất ổn nhất - Iran, Afghanistan, Somalia, Yemen và Pakistan. Và số lượng các thảm họa tự nhiên chiếm khoảng 70 % số lượng tất cả những thảm họa xảy ra trên thế giới. Căn cứ theo chiến lược phát triển hải quân Ấn Độ thì các lực lượng hải quân phải thực hiện 4 sứ mệnh chủ yếu: Chiến đấu, Đối ngoại quân sự hải quân, Kiểm soát biển và các hoạt động (quyền lực mềm) thực hiện những sứ mệnh nhân đạo.
Vị trí vai trò của hải quân Ấn độ được hiểu là thực hiện nhiệm vụ không chỉ trong thời chiến, mà cả những sứ mệnh quan trọng thời bình. Những nhiệm vụ mà hải quân Ấn độ thực hiện bao gồm các hoạt động nhằm duy trì quyền kiểm soát, quản lý trên biển, chiến đấu duy trì quyền kiểm soát quản lý biển với các cường quốc hải quân khác, tiến hành các hoạt động tác chiến trên các vùng nước duyên hải, thực hiện tác chiến hiệp đồng các binh chủng hải quân và lực lượng đổ bộ trong các chiến dịch đổ bộ.
Trong thời bình, hải quân có nhiệm vụ tiến hành các hoạt động nhằm kiềm chế ngăn chăn sự phát triển các loại vũ khí chiến lược. Răn đe hạt nhân - chỉ là một một nội hàm trong tương lai gần của hải quân Ấn Độ, khi tàu ngầm nguyên tử đầu tiên mang tên lửa đạn đạo Arihant sẽ được đưa vào sử dụng trong năm nay. Đối với các quốc gia như Ấn Độ, học thuyết quân sự của họ khẳng định việc sử dụng các vũ khí hạt nhân chỉ đáp trả các nguy cơ bị tấn công bằng vũ khí hạt nhân, xây dựng các phương tiện mang vũ khí hạt nhân trên biển - là một trong những ưu tiên hàng đầu của đất nước. Ngoài ra, hải quân Ấn Độ cũng có thể tham gia vào các hoạt động gìn giữ hòa bình của Liên hiệp quốc
Liên quan đến nội hàm đối ngoại của hải quân Ấn Độ, có thể hiểu là sự hiện diện của lực lượng hải quân viễn dương hùng mạnh là chính sách gây áp lực chính trị, đồng thời cũng là phát triển mối quan hệ ngoại giao trên tầm chiến lược với các quốc gia khác, thể hiện sự hiển diện của quốc kỳ Ấn Độ trên các vùng nước đại dương. Hải quân Ấn Độ được giao nhiệm vụ thực hiện chính sách chính trị đối ngoại thông qua các cuộc diễn tập chung với các cường quốc hải quân.
Chức năng cảnh sát biển của Ấn Độ bao hàm các nhiệm vụ bảo vệ tài nguyên biển và bảo đảm chủ quyền của đất nước, hỗ trợ thương mại hàng hải tự do, chống lại các mối đe dọa phi quân sự, tiến hành các hoạt động chống cướp biển, chống buôn lậu và ma túy, cũng như nhiệm vụ chống ô nhiễm và bảo vệ môi trường sinh thái biển.
Nội hàm sức mạnh "Mềm" của lực lượng hải quân của Ấn Độ nằm trong việc xây dựng một hình ảnh tích cực của Ấn Độ trên thế giới, sự lan tỏa những giá trị chính trị và văn hóa của Ấn Độ. Nội hàm này cũng bao gồm giúp đỡ các nước yếu hơn trong nguy cơ bị đe dọa , tham gia các hoạt động cứu hộ trên biển, chống thiên tai và hỗ trợ nhân đạo, đồng thời đóng góp vào các hoạt động khoa học nghiên cứu hải dương.
Theo chiến lược hải dương mới của Ấn Độ, sức mạnh hải quân của một cường quốc biển không những thể hiện ở cơ số biên chế tên lửa trên các chiến hạm, mà còn là khả năng nhanh chóng đáp ứng những biến động và những tình huống bức thiết, cần có sự hiện diện và sức mạnh của lực lượng hải quân.
Trong tất cả các nguy cơ xung đột vũ trang, nguy cơ hiện hữu nhất là Pakistan. Những một nguy cơ khác cũng gây lo lắng cho nhà nước Ấn Độ, đó là Trung Quốc. Học thuyết quân sự hải quân của PLA có đề cập đến việc hình thành các khu vực nằm trong tầm ảnh hưởng của Trung Quốc trên Ấn Độ dương và mô hình kiểm soát Ấn Độ Dương.
Hiện nay, Trung Quốc đang tích cực mở rộng và hiện đại hóa tiềm lực quân sự hải quân cũng như sự hiển diện của các chiến hạm trên Ấn Độ Dương. Những hoạt động này không có gì đáng ngạc nhiên, vì các nguyên tắc đã được phản ánh trong chiến lược theo phương pháp truyền thống phát triển hải quân Trung Quốc khi các tranh chấp chủ quyền với nước ngoài đang nóng từng ngày, sự tập trung phát triển cao về kinh tế trên khu vực ven biển, sự phụ thuộc rất lớn vào các con đường thương mai, vận tải biển.
Trung Quốc được coi là một cường quốc châu Á mà một số các chuyên gia đánh giá là trong tương lai gần sẽ là địch thủ tiềm năng mới của Mỹ. Hơn 30 năm với tốc độ phát triển kinh tế cao đã cho phép Trung Quốc tiến hành chính sách chính trị đối ngoại cứng rắn. Sự tăng trưởng kinh tế liên tục đối với một quốc gia hơn một tỷ người là điều kiện bảo đảm sự tồn vong của nhà nước đó. Đồng thời, sự phát triển kinh tế đòi hỏi sự tự do thương mại và dễ dàng tiếp cận các nguồn tài nguyên khoáng sản. Chính vì vậy, Trung Quốc càng ngày càng quan tâm phát triển chính sách chính trị hải quân.
Khái niệm then chốt trong chiến lược quân sự hải quân của Trung Quốc là khái niệm “chuỗi đảo”. Chuỗi đảo trong góc nhìn của PLA là hệ thống các căn cứ quân sự của Mỹ trên Thái Bình Dương. Chuỗi đảo thứ nhất bao gồm Nhật Bản, Hàn Quốc, các quần đảo và đảo phía Bắc và Nam, Philippines và Đài Loan. Chuỗi đảo thứ II là quần đảo Nhật Bản, quần đảo Marshall và Bonin. Thuật ngữ "chuỗi đảo thứ ba", nhằm chỉ các quần đảo Hawaii ít được sử dụng hơn trong các quan điểm chiến dịch – chiến thuật. Theo các chiến lược gia Trung Quốc, việc công kích các chuỗi đảo đó là phương tiện cơ bản để ngăn chặn ảnh hưởng của Mỹ trên Thái Bình dương, từ đó Hải quân Trung Quốc có khả năng ngăn chặn những hoạt động chiến lược của Mỹ.
Trong giai đoạn ngày nay, trọng tâm chiến lược chính của Trung Quốc là tập trung vào khu vực Thái Bình Dương, nơi các lực lượng hải quân Trung Quốc đang nỗ lực tạo nên một sự hiện diện thường xuyên nhằm tập trung chống lại sự hiện diện cũng như đẩy lùi ảnh hưởng mang tính chiến lược Hải quân của người Mỹ, từ đó cân bằng lực lượng đối với Mỹ ở vùng nước này. Chiến lược hải quân của Trung Quốc ở Ấn Độ Dương sẽ chậm lại do nhà nước không đủ nguồn lực tạo lên vị thế quản lý và kiểm soát trong khu vực. Vì vậy, nhiệm vụ chính của Hải quân Trung Quốc là đảm bảo an ninh hàng hải cho đường vận tải cung cấp năng lượng từ Pakistan, cũng như hỗ trợ và ủng hộ Pakistan nhằm tạo ra mối đe dọa thường xuyên cho Ấn Độ. Các chiến hạm của Trung Quốc thường xuyên tiến hành các cuộc tuần biển và kiểm tra các tàu vận tải thương mại với mục đích bảo vệ các tàu vận tải trước các nguy cơ của hải tặc.
Điều này không gây lên những phản ứng mang tính tiêu cực từ phía phương Tây, do các nước đều rất quan tâm đến sự an toàn của thương mại đường biển. Nhưng các chuyên gia dự đoán, những chuyến hải tuần như vậy sẽ là những bước đầu tiên cho tiến trình thống trị Ấn Độ Dương của Trung Quốc, chính quyền Bắc Kinh hoàn toàn lảng tránh những bình luận về vấn đề này. Giai đoạn gần đây, lực lượng hải quân Trung Quốc ngày càng tăng cường các hoạt động trên biển với mục đích đảm bảo sự an toàn của tuyến đường vận tải biển chiến lược có giá trị sống còn đối với nền kinh tế, đặc biệt là hành lang vận tải dầu từ Vịnh Ba Tư, lượng dầu nhập khẩu của Trung Quốc có hơn 80% đi qua eo biển Malacca. Để thực hiện điều này, người Trung Quốc, theo cách của các nước lớn phương Tây đã cố gắng thiết lập chuỗi các căn cứ hải quân ở các nước thân thiện với Trung Quốc trong khu vực Đông Nam Á.
Dự cảm trước những tham vọng của Trung Quốc, Ấn Độ đã nỗ lực tiến hành những hoạt động ngăn chặn khả năng mở rộng quan hệ của Bắc Kinh. Những nỗ lực của Ấn Độ đã mang lại kết quả đáng kể. Trung Quốc đã không thành công khi nỗ lực củng cố vị trí tại Maldives, nơi PLA đang có kế hoạch xây dựng căn cứ cho tàu ngầm.
Cuộc đối đầu căng thẳng nhất giữa Ấn Độ và Trung Quốc xảy ra trên biển Đông, khi mà hai học thuyết quân sự xung đột với nhau về quan điểm và ý chí. Bắc Kinh rất không hài lòng mối quan hệ gần gũi giữa Việt Nam với Ấn Độ, mặc dù tình huống hoàn toàn theo quy luật - Ấn Độ đáp trả Trung Quốc do mối quan hệ gần gũi và sự viện trợ vũ khí trang bị giá rẻ cho Pakistan. Đòn phản kích quá nặng nề, Trung Quốc không thể ngồi yên được khi Ấn Độ tham gia thăm dò và khai thác dầu khí ở khu vực Biển Đông, đồng thời Bắc Kinh vô cùng lo âu với chương trình hợp tác quốc phòng và công nghiệp quốc phòng với Việt Nam, đã phát triển mạnh mẽ trong năm năm qua. Ấn Độ tiến hành hiện đại hóa và sửa chữa MiG 21 của Không quân Việt Nam, đồng thời cung cấp cơ sở vật chất, hậu cần kỹ thuật cho các chiến hạm của Việt Nam – tất nhiên là bằng sản phẩm hợp tác với Liên bang Nga.
Đồng thời, hai nước thường xuyên thực hiện diễn tập chung trên biển.
Mối quan hệ vốn đã đầy nghi ngờ giữa Ấn Độ và Trung Quốc rất có lợi cho Mỹ, đã nhiều năm rồi Washington nỗ lực tiến hành các hoạt động ngăn chặn Trung Quốc. Nhưng Ấn Độ không đào sâu thêm khoảng cách với Trung Quốc. Vào năm 2011, Trung Quốc và Ấn Độ tiến hành các thảo luận về vấn đề quốc phòng, các thảo luận này sẽ dẫn đến các cuộc tập trận chung nhằm tăng cường sự hiểu biết lẫn nhau. Trước mắt, vấn đề quan trọng với Ấn Độ và cả với Trung Quốc là bình ổn tình hình khu vực quanh Chin Aksai và Arunachal.
Một điều quan trọng đối với Ấn Độ, chiến lượng quân sự hải quân của Delhi là mong muốn của người Ấn Độ muốn có một lực lượng hải quân nhằm cân bằng lực lượng trên Ấn Độ Dương và vươn ra thế giới. Cho đến thời điểm nay, hải quân Ấn Độ đã là một trong những lực lượng hải quân hùng mạnh ngang tầm các cường quốc hải dương, những bước tiến vững chắc hoàn thiện và phát triển lực lượng (đóng tàu sân bay, tàu tuần biển, tàu ngầm nguyên tử mang tên lửa hạt nhân) là những chương trình phát triển lực lượng với quy mô rất lớn, Ấn Độ đã củng cố vững chắc vị trí của mình, là một trong năm lực lượng hải quân mạnh nhất thế giới.
Theo nhận xét của các chuyên gia quân sự Trung Quốc: vào năm 2012, chi phí quân sự của Ấn Độ là khoảng 39 tỷ USD, nhưng ngân sách này chưa đủ để đáp ứng nhu cầu của quân đội. Thiếu tướng Yin Zhuo tin tưởng rằng, mức độ tăng trưởng chi phí quân sự phụ thuộc vào sự tăng trưởng của nền kinh tế Ấn Độ, nỗ lực của chính quyền Delhi nhằm đạt được chiếc ghế trong Hội đồng bảo an Liên hiệp quốc và quyết tâm củng cố ưu thế quân sự vượt trội hơn so với Pakistan. Điều đó đòi hỏi Ấn Độ phải tăng cường chi phí quốc phòng.
Theo quan điểm của ông Yin Zhuo, Ấn Độ đã đi đường tắt, hy vọng bằng giải pháp tìm sự hỗ trợ từ phía bên ngoài, mua vũ khí trang bị để xây dựng nền công nghiệp quốc phòng của mình, do nếu độc lập phát triển, người Ấn Độ cần một khoảng thời gian từ 15 – 20 năm. Nhưng chiến lược phát triển công nghiệp quốc phòng này chỉ cho hiệu quả tương đối ngắn. Trong tương lai gần, Ấn Độ phải tự mình phát triển nền công nghiệp quốc phòng của chính mình, ông Thiếu tướng cũng cho rằng, sai lầm lớn nhất của Ấn Độ đặt cược vào vũ khí trang bị mua từ nước ngoài, do đó, công nghiệp quốc phòng Ấn Độ vẫn còn chậm phát triển.
Cho đến nay, tất cả nền công nghiệp đóng tàu ở Ấn Độ phụ thuộc vào việc nhập khẩu thiết bị từ Nga và Pháp. Không giống như Trung Quốc, Ấn Độ không có một ngành công nghiệp đóng tàu mạnh mẽ, tuy nhiên, trong thập kỷ qua Ấn Độ đã có những tiến bộ vượt bậc trong đóng các tàu quân sự cho hải quân Ân Độ. Các dự án nổi bật như đóng tàu ngầm Arihant nguyên tử mang đầu đạn hạt nhân, đóng tàu sân bay hạng nhẹ Vikrant nhằm thay thế tàu sân bay Viraat, là chiếc tàu sân bay duy nhất cho đến nay của Ấn Độ. Ngoài ra, Ấn Độ rất thành công khi thực hiện các dự án như đóng các tàu hộ tống Kamorta, tàu khu trục Kolkata và Delhi, các tàu tuần biển frirgate Shivalik. Sự hợp tác liên doanh Nga-Ấn Độ đã thành công trong việc xây dựng hệ thống sản xuất tên lửa hành trình chống tàu tốt nhất thế giới BrahMos và tên lửa hành trình đa nhiệm BrahMos II.
Bộ quốc phòng Ấn Độ cũng đặc biệt quan tâm đến hiện thực hóa các chương trình phát triển hệ thống thông tin, truyền thông , trinh sát và cảnh báo sớm trên đại dương. Với mục đích quản lý không gian trên mặt biển, Ấn Độ đã tiến hành chế tạo các tổ hợp khí tài trinh sát, theo dõi và cảnh báo sớm, trở thành một hệ thống hiện đại, biên chế trang bị kỹ thuật cho hệ thống này gồm có vệ tinh quân sự, máy bay không người lái, máy bay trực thăng, máy bay tác chiến điện tử, trinh sát và cảnh báo sớm đồng thời mua sắm trang bị lên đến 24 chiếc máy bay tuần biển và chống ngầm P-8 Poseidon.
Đến năm 2020, Ấn Độ có kế hoạch có được 3 chiếc tàu sân bay (điều này đã thành hiện thực, cho đến hôm nay, 2 chiếc tàu sân bay hạng nhẹ "Vikrant" (Dự án 71) và "Vikramaditya" đã có những thành quả tốt đẹp, "Vikramaditya" đã hoàn thành những thử nghiệm cấp quốc gia thành công, còn Vikrant sẽ hạ thủy vào tháng 8 năm nay. Đồng thời cũng có thông tin cho rằng, Ấn Độ sẽ mua một số tàu đổ bộ.
Các quan chức cao cấp của hải quân Ấn Độ nhiều lần tuyên bố cần xây dựng một lực lượng hải quân hùng mạnh. Như vậy, đến năm 2020, Ấn Độ có thể có được hạm đội hiện đại bao gồm ba tàu sân bay, 70 tàu hộ tống, tuần biển và tàu khu trục, khoảng gần 30 tàu ngầm, 6 tàu ngầm chạy bằng năng lượng hạt nhân, tàu ngầm phi hạt nhân khoảng 15-20 chiếc.
Cũng trong những năm vừa qua, Trung Quốc trong 20 năm qua đã nỗ lực xây dựng lực lượng Hải quân của mình phục vụ mục đích chủ yếu là đối đầu với lực lượng Hải quân Mỹ, dành quyền thống trị Thái Bình Dương và trước măt, chia sẻ lợi ích với Mỹ trên biển Hoàng Hải, Hoa Đông và biển Đông.
Đến năm 2020, Trung Quốc có kế hoạch đóng hai tàu sân bay phi hạt nhân, và sau đó rút kinh nghiệm bắt đầu đóng tàu sân bay năng lượng nguyên tử. Sự quan tâm đặc biệt của Bắc Kinh được dành cho các máy bay trên tàu sân bay. Nếu ban đầu các máy bay chính cất cánh trên boong tàu là Su-33 do Nga chế tạo thì hiện nay tình hình đã thay đổi. Trung Quốc đã tự chế tạo sao chép mẫu Su-33, máy bay J-15.
Ngoài ra, đại lục cũng triển khai mạnh mẽ các hoạt động sản xuất máy bay trực thăng trinh sát, tuần tiễu và cảnh báo sơm Z-8, là bản sao chép của máy bay trực thăng Nga Ка-31, máy bay tác chiến điện tử, trinh sát và cảnh báo, chỉ huy trên không mà nguyên mẫu của nó hoàn toàn giống E-2 Hawkeye. Ngoài ra, Trung Quốc tiếp tục phát triển hạm đội tàu ngầm, lực lượng tên lửa ven biển. Cho đến nay, Trung Quốc đã có khoảng 200 tàu chiến các loại, một phần là các phương tiện mới sản xuất, có nguồn gốc từ Nga hoặc Trung Quốc tự sản xuất theo phiên bản gốc của nước ngoài..
Ai mạnh hơn ai trong cuộc đối đầu tranh dành quyền quản lý và kiểm soát đại dương? Tình huống cho thấy, quốc gia hải quân mạnh hơn là quốc gia có khả năng áp đặt quyền kiểm soát đại dương trong thời gian dài trong tương lai. Quyền kiểm soát chỉ có thể có được nhờ sức mạnh của sự vượt trội lực lượng hải quân trên thế giới.
Rõ ràng trong sự đối đầu nay, Trung Quốc có điểm yếu chiến lược. Sức mạnh Hải quân không phụ thuộc vào số lượng tàu bơi trên mặt nước hay lặn ngầm dưới nước. Trung Quốc cần nhiều năm để chế tạo 3 chiếc tàu sân bay tương đương Ấn Độ, nhưng Ấn Độ đã có hai, PLA vượt trội về số lượng tàu ngầm, nhưng không thể tác chiến độc lập do không thể đảm bảo an toàn trước hệ thống chống ngầm của Mỹ, Nga mà đương nhiên, Ấn Độ có thể chia sẻ thông tin. Các hạm đội Ấn Độ, dù không có tàu sân bay, có thể ra vào hầu hết các cảng hậu cần kỹ thuật trên Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương, Biển Đông và thậm chí cập cảng Việt Nam, nhưng Trung Quốc thì phải quay về Hải Nam. Máy bay chiến đấu của Ấn Độ có thể cất cánh từ tàu sân bay, và hạ cánh trên sân bay nhiều nước ở Đông Nam Á.
Như vậy, có thể thấy rõ. Ưu thế của Ấn Độ chưa phải là số lượng tàu chiến, nhưng trong chiến lược hải quân đã hơn hẳn chiến lược Trung Quốc về quản lý vùng nước vùng trời. Với chính sách đối ngoại hải quân hòa bình, hữu nghị và duy trì sự ổn định khu vực. Hải quân Ấn Độ có thể mạnh mẽ vươn ra biển lớn, quản lý và kiểm soát Ấn Độ dương.