"Hải quân Nga thua xa Thổ Nhĩ Kỳ" và sự thật gây sốc

Quang Huy |

Trong khu vực Biển Đen, Hải quân Thổ Nhĩ Kỳ vẫn được coi là có sức mạnh gấp 4,7 lần Hải quân Nga và Ukraine cộng lại, nhưng nhận định trên liệu có chính xác?

"Đừng mong đợi ở chúng tôi sự phản ứng đầy cảm tính, thiếu lý trí, nguy hiểm đối với chính chúng tôi và tất cả thế giới. Chúng tôi sẽ không giương súng". Tổng thống Nga Vladimir Putin nhấn mạnh câu nói trên trong Thông điệp Liên bang của mình hôm 3/12/2015.

Ông dùng những lời lẽ "bão táp" để thể hiện cách hành xử của Nga đối với sự kiện xảy ra cách đây không lâu trên bầu trời Syria, khi mà Không quân Thổ Nhĩ Kỳ bắn rơi máy bay Su-24 của Nga.

"Quên đi hành động tội ác này, tội ác quân sự hèn hạ và sát hại những công dân của chúng ta là điều không thể. Chúng đã nhiều lần nhắc nhở rằng họ đã làm cái điều đó".

Ông Putin nhấn mạnh khi nhắc tới, trước tiên là chính quyền Thổ Nhĩ Kỳ - bên chịu trách nhiệm về thảm kịch khiến một phi công Nga thiệt mạng.

Đáng tiếc, không thể không nhìn thấy rằng Thổ Nhĩ Kỳ đã từ chối nhận sai trong thảm kịch này. Mặc dù đã được chứng minh rằng máy bay Nga không hề xâm phạm không phận Thổ Nhĩ Kỳ, mà ngược lại chính F-16 của họ đã xâm phạm vùng trời Syria.

Từ chối đưa ra lời xin lỗi về sự việc, chính quyền Thổ Nhĩ Kỳ lại đẩy mạnh thể hiện sức mạnh chiến đấu của mình, bao gồm lực lượng hải quân.

Tương quan sức mạnh Hải quân Thổ - Nga

Hải quân Thổ Nhĩ Kỳ đúng là được coi như lực lượng mạnh nhất khu vực, nhưng chỉ ở trong Biển Đen. Nền tảng chiến đấu của Hải quân Thổ Nhĩ Kỳ là các tàu chiến lớp MEKO-200 với vũ khí trang bị là tên lửa chống hạm loại "Garpun".


Khinh hạm F247 của Thổ Nhĩ Kỳ

Khinh hạm F247 của Thổ Nhĩ Kỳ

Những tên lửa loại này cũng được bố trí trên các tàu hộ vệ, ngoài ra, Hải quân Thổ Nhĩ Kỳ còn có các xuồng cao tốc mang tên lửa và tàu ngầm diesel-điện, cũng như một vài chiếc tàu đổ bộ lớn nhỏ khác nhau.

Nói chung, gần như toàn bộ lực lượng hải quân Thổ Nhĩ Kỳ được trang bị các loại vũ khí nhập khẩu.

Hơn nữa, một phần các tàu chiến có thể gọi là "đồ second-hand", 8 trong số 15 chiến hạm của Thổ Nhĩ Kỳ là những khinh hạm cải tiến thuộc lớp "Oliver Hazard Perry" do Hải quân Mỹ chuyển giao.

Còn trong số 8 chiếc tàu hộ vệ thì có tới 6 chiếc từng phục vụ trong quân đội Pháp, các tàu ngầm cũng vậy - do Đức sản xuất.

Hạm đội Biển Đen của Nga chưa bao giờ đặt ra nhiệm vụ so sánh tổng tải trọng với Hải quân Thổ Nhĩ Kỳ. Nhưng chỉ riêng một lực lượng thuộc Hải quân Nga - Hạm đội Biển Đen cũng có đủ phương tiện để bảo vệ an ninh quốc phòng nếu xảy ra chiến tranh.

Để thực hiện nhiệm vụ, Hạm đội Biển Đen có các tàu chiến với tầm hoạt động gần, các tàu ngầm diesel-điện, máy bay mang tên lửa chống hạm và tiêm kích cùng những đơn vị bảo vệ bờ biển.

Lá cờ đầu của Hạm đội Biển Đen là tuần dương hạm tên lửa Dự án 1164 "Moscow". Thực tế đây là tàu chiến tấn công mang tên lửa của Hạm đội. Các tên lửa chống hạm "Vulcan" với tốc độ siêu âm có thể tiêu diệt mục tiêu ở bất cứ vị trí nào trên Biển Đen.

Tàu chiến này cũng có thể hoạt động với vai trò phòng không hạm đội, khi 8 bệ phóng tên lửa "Fort" (tương tự S-300) có khả năng tiêu diệt 64 mục tiêu.


Tuần dương hạm Moscow lớp Slava

Tuần dương hạm Moscow lớp Slava

Không phải ngẫu nhiên mà "Moscow" hiện nay đang giữ trọng trách kiểm soát bầu trời khu vực bờ biển phía nam Địa Trung Hải, thuộc lãnh thổ Syria.

Con tàu này đã xuất hiện tuần tra ở đây ngay sau thảm kịch Su-24 bị bắn hạ. Điều đó khiến Không quân Thổ Nhĩ Kỳ phải dừng toàn bộ các chuyến bay ở khu vực này.

Một trong những vũ khí chiến đấu hiệu quả của Hạm đội Biển Đen có thể kể đến các tàu tên lửa hạng nhẹ loại "Samum". Không một lực lượng hải quân nào của các nước trong khu vực Biển Đen có loại vũ khí này.

Sự kết hợp đặc biệt giữa độ linh hoạt và tiềm lực tấn công biến những con tàu đó thành một trong những lực lượng nòng cốt của Hạm đội.

Tốc độ nhanh, hoả lực mạnh (8 tên lửa chống hạm "Moskit" cùng với rất nhiều vũ khí phòng không khác) cho phép "Samum" kiểm soát một cách chặt chẽ vùng biển.

Bên cạnh đó, trong thời gian gần đây, lực lượng tàu ngầm của Hạm đội Biển Đen đã được hồi sinh. Các tàu ngầm "Novorossiysk", "Rostov-na-Donu", "Stary Oscol", "Krasnodar" thuộc lớp 636 "Varshavyanka" đã được tăng cường vào hàng ngũ.

Những tàu ngầm này được công nhận là thuộc loại khó phát hiện nhất, không phải ngẫu nhiên mà NATO gọi nó là "hố đen".

Nhờ khả năng hoà mình vào môi trường, lớp tàu ngầm trên có thể phát hiện mục tiêu ở khoảng cách xa gấp 3 - 4 lần cự ly tàu ngầm địch phát hiện ra nó.

"Varshavyanka" được trang bị các loại vũ khí đáng nể: 6 máy phóng với 18 quả ngư lôi hoặc 24 thủy lôi, các tên lửa hành trình "Calibr" tiêu diệt được cả mục tiêu trên đất liền, điều này đã được chứng minh trong chiến dịch chống IS đang diễn ra tại Syria.


Tàu ngầm Kilo 636 Varshavyanka

Tàu ngầm Kilo 636 Varshavyanka

Ngay cả lực lượng Không quân của Hạm đội cũng đã được cải tiến. Trong quân số của tiểu đoàn máy bay chiến đấu mới xuất hiện thêm các phi cơ Su-30SM trong năm nay.

Bán kính chiến đấu của chiếc tiêm kích này là 1.500 km, gần gấp 3 lần chiều dài Biển Đen từ phía bắc xuống phía nam. Su-30SM mang được nhiều loại vũ khí dẫn hướng vô cùng tối tân.


Tiêm kích Su-30SM

Tiêm kích Su-30SM

Trong trường hợp dấu hiệu xung đột vũ trang xảy ra, Hạm đội Biển Đen ngay lập tức sẽ được tăng cường thêm từ các hạm đội khác của Hải quân Nga.

Liệt kê con số hiện có là vô nghĩa, chỉ cần nhắc tới chiến hạm mang tên lửa "Peter Đại Đế" chạy bằng năng lượng hạt nhân và tàu sân bay "Đô đốc Kuznetzov" là đủ tạo ra sự khác biệt

Được biết "Đô đốc Kuznetzov" hiện đang thuộc biên chế Hạm đội Biển Bắc. Con tàu này không chỉ được chế tạo tại xưởng đóng tàu Nikolaev ở Biển Đen mà từng có thời gian thuộc quân số của Hạm đội Biển Đen.


Tuần dương hạm Peter Đại Đế

Tuần dương hạm Peter Đại Đế

Ai là kẻ giương súng ra oai?

Vị thế của kẻ sử dụng "đồ second-hand" khiến Thổ Nhĩ Kỳ dường như không thấy hài lòng, nước này đang cố gắng xây dựng một lớp tàu chiến của riêng mình. Thực ra, toàn bộ thiết kế là của Đức, còn vũ khí là của Mỹ.

Dù những tàu hộ vệ mới đang được hoàn thiện, nhưng các đô đốc Thổ Nhĩ Kỳ vẫn muốn chế tạo một khu trục hạm với tính năng tương tự của Mỹ hoặc Châu Âu. Thổ Nhĩ Kỳ cũng muốn đóng cả tàu đổ bộ mang trực thăng giống như "Mistral" của Pháp.

Theo ý kiến của các nhà phân tích, tất cả những điều trên đã cho thấy định hướng quân sự của chính quyền Thổ Nhĩ Kỳ.


Tàu chiến của Hạm đội Biển Đen neo đậu tại cảng

Tàu chiến của Hạm đội Biển Đen neo đậu tại cảng

Chuyên gia quân sự Nga, ông Victor Murakhovsky cho rằng, Thổ Nhĩ Kỳ hiện đang dùng tất cả các lực lượng để chứng tỏ khả năng kiểm soát của mình tại Biển Đen, cũng như tại khu vực phía đông Địa Trung Hải.

"Họ rất ức chế khi Hạm đội Biển Đen được tăng cường, với sự xuất hiện lực lượng quân sự của Nga tại Crimea - nơi có khả năng kiểm soát toàn bộ khu vực Biển Đen.

Trước đó họ coi mình là người lãnh đạo. Tất nhiên, họ cũng không thích thú với sự xuất hiện của Nga tại khu vực phía đông biển Địa Trung Hải", chuyên gia này cho biết.

Bên cạnh đó, ông Murakhovsky cho rằng khả năng gia tăng xung đột và biến thành một cuộc đối đầu quân sự thực sự là điều khó xảy ra.

"Chiến tranh với Thổ Nhĩ Kỳ là điều hoàn toàn vớ vẩn. Sự căng thẳng sẽ ở trong lĩnh vực chính trị và kinh tế", ông Murakhovsky chắc chắn và cho biết trong trường hợp xảy ra xung đột khu vực thì NATO khó có thể đứng ra bảo vệ Tổng thống Erdogan.

Thêm nữa, theo giám đốc Viện Chiến lược Quốc gia Nga Mikhail Remizov, Thổ Nhĩ Kỳ có vẻ như đã gây hấn với tất cả hàng xóm của mình.

"Israel từ đồng minh hôm qua đã biến thành kẻ thù, với Syria mọi thứ đã rõ... mối quan hệ với Nga đang xấu đi là một cú đấm nữa đối với họ.

Tuy nhiên liên minh chống Nga có thể được thành lập giữa Thổ và Ukraine, khiến chúng ta phải xem xét Thổ Nhĩ Kỳ dưới tầm ngắm. Nhưng điều này sẽ khiến cho Ankara cảm thấy bức bối", ông Remizov nhận định.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại