Theo đó, các chuyên gia hải quân Mỹ đã tìm ra cách chiết xuất carbon dioxide và khí hydrogen từ nước biển. Từ đó, nhờ các chất xúc tác, chúng chuyển hóa thành nhiên liệu thông qua quá trình chuyển khí thành chất lỏng.
Việc nghiên cứu thành công loại nhiên liệu hydrocarbon lỏng từng được coi là ý tưởng ngông cuồng này được kỳ vọng sẽ gây đột phá bởi nó sẽ rút ngắn đáng kể chuỗi cung ứng nhiên liệu – điểm dễ bị tổn thương nhất đối với bất cứ lực lượng quân sự nào khi xảy ra tấn công. Hải quân Mỹ ví von kết quả đáng mừng này sé sớm giúp họ giải phóng khỏi thân phận “con tin” của những đe dọa tiềm năng về tình trạng thiếu dầu hay biến động về giá cả.
Hiện Mỹ sở hữu một hạm đội gồm 15 tàu chở dầu quân sự và chỉ có các tàu sân bay cùng một số tàu ngầm được trang bị động cơ hạt nhân. Lực lượng tàu hùng hậu còn lại thường xuyên phải ngưng sứ mệnh trong vài giờ trên biển để tìm tới các tàu chở dầu. Sự phụ thuộc vào các tàu chở dầu như vậy là một bất lợi đáng kể, đặc biệt là trong điều kiện thời tiết xấu.
Để thoát gọi tình trạng phụ thuộc rất khó chịu vào nhiên liệu dầu này, phòng Thí nghiệm Hải quân Mỹ (NRL) từ năm 2012 đã bắt đầu nghiên cứu biến nước biển thành nhiên liệu phản lực. Ngoài việc sử dụng những nguồn năng lượng có sẵn, NRL cho rằng có thể chế tạo nhiên liệu cho động cơ phản lực từ nước biển với giá rẻ như xăng thường.
Nói về tiến triển mới của nghiên cứu, Phó đô đốc Philip Cullom tuyên bố đây là một cột mốc lớn trong công cuộc tìm kiếm một loại nhiên liệu rẻ và vô tận như khí trời mà các nhà khoa học miệt mài nghiên cứu suốt 6 thập kỉ qua.