Theo hãng tin Defense News đăng tải ngày 3-9, quyết định trên sẽ giúp giảm áp lực lên ngân sách quốc phòng Mỹ vốn đang trong kế hoạch cắt giảm quy mô lớn. Nếu quyết định trên được thông qua, hải quân Mỹ sẽ ký hợp đồng đặt mua lô LCS cuối cùng trong năm tài khóa 2015 (bắt đầu từ ngày 1-10-2014).
Dự kiến, kế hoạch mua LCS mới sẽ được đệ trình lên Quốc hội Mỹ cùng với dự thảo ngân sách quốc phòng năm 2015 trong tháng 2 cùng năm. Tuy nhiên, ý định trên đã vấp phải sự phản đối của Bộ Tư lệnh hải quân Mỹ. Cụ thể, hải quân Mỹ cần tối thiết là 32 chiến hạm lớp LCS để đảm bảo nhiệm vụ chiến đấu.
Năm 2010, hải quân Mỹ đã mở thầu tìm thiết kế của chương trình LCS với 2 nhà thầu là Lockheed Martin và Austal USA. Do không thể chọn ra sản phẩm ưu thế hơn, hải quân Mỹ quyết định đóng song song cả hai mẫu tàu LSC của Lockheed Martin và Austal USA. Tính tới thời điểm hiện tại, 4 chiến hạm LSC đã được chuyển giao cho hải quân Mỹ và Lockheed Martin, Austal USA đã “sở hữu” hợp đồng đóng 20 chiến hạm lớp này (10 chiếc cho mỗi hãng).
Cùng thuộc lớp LCS, nhưng các tàu chiến do hãng Lockheed Martin chế tạo có nhiều điểm khác biệt so với phiên bản của hãng Austal USA. LCS do Austal USA chế tạo sử dụng thép với các siêu kết cấu bằng nhôm. Tàu dài 115,3m, rộng 17,5m và có độ choáng nước là 3.000 tấn. Trong khi đó, phiên bản tàu chiến LCS của hãng Lockheed Martin dài (127,8m) và rộng hơn (30m), nhưng lại có độ choáng nước nhỏ hơn (2.600 tấn). Thiết kế để tác chiến ven bờ nên chiến hạm LCS có tốc độ tác chiến cao (44-47 hải lý/giờ) và dự trữ hành trình khoảng 4.400 hải lý.
Chiến hạm LSC đều được chế tạo với khả năng “tàng hình”, bề mặt của của tàu được làm nhẵn và có lớp phủ giảm tiết diện phản xạ ra-đa. Vũ khí chính của tàu chiến LCS là một hải pháo Mk 110 57mm và hệ thống phóng lôi Mark 54 MAKO, các hệ thống phòng không tầm ngắn, chống ngầm cùng các trang thiết bị điện tử khác.
Bài vở và ý kiến đóng góp cho chuyên mục vui lòng gửi về email: [email protected]. Trân trọng!