Nguyên nhân là do F-35B theo kế hoạch sẽ thay thế AV-8B trong năm nay nhưng đã bị trì hoãn ít nhất là 2 năm. Việc phải kéo dài thời gian sử dụng của AV-8B có thể chủ yếu là do 2 năm trước, Anh đã bán tất cả số máy bay chiến đấu Harrier của mình, các phụ tùng và thiết bị phụ trợ cho thủy quân lục chiến Mỹ. Thủy quân lục chiến Mỹ là đơn vị có nhiều máy bay Harrier nhất. Việc sản xuất Harrier đã bị ngừng lại năm 1997.
Máy bay chiến đấu AV-8B Harrier
Ba năm trước, Anh đã cho phi đội gồm 74 máy bay phản lực Harrier cất cánh thẳng đứng ngừng hoạt động như một biện pháp cắt giảm chi phí. Những chiếc máy bay này đã được đưa vào lưu trữ nhưng được áp dụng các biện pháp bảo trì để có thể kích hoạt nhanh chóng khi cần thiết và hy vọng rằng có thể tìm được người mua lại.
Ban đầu, Thủy quân lục chiến Mỹ tỏ ra không quan tâm, bởi họ hy vọng F-35B mới sẽ đến đúng thời hạn và thay thế những chiếc Harrier già cỗi của mình. Tuy nhiên, F-35B đã rất nhiều lần bị trì hoãn, thậm chí còn có nguy cơ bị hủy bỏ. Vì thế, phía Thủy quân lục chiến Mỹ đã quyết định mua máy bay Harrier và phụ tùng thay thế của Anh. Điều này có thể giúp cho Harrier phục vụ thêm ít nhất là trong 2 thập kỷ. Nếu không có các thiết bị này của Anh, những chiếc Harrier của Mỹ sẽ phải ngừng phục vụ vào cuối những năm 2020.
F-35B đã rất nhiều lần bị trì hoãn, thậm chí còn có nguy cơ bị hủy bỏ
Hầu hết số máy bay Harrier của Anh đang được tháo dỡ để lấy phụ tùng thay thế. Harrier của Anh và Mỹ cơ bản là giống nhau. Có nhiều các thiết bị điện tử khác nhau, nhưng khung và động cơ có thể hoán đổi cho nhau. Thủy quân lục chiến đã trả 180 triệu USD cho kho hàng phụ tùng và số Harrier đã ngừng hoạt động của Anh.
Mỹ không phải là nước duy nhất gặp vấn đề về việc bảo trì lực lượng máy bay Harrier của mình. 5 năm trước, Anh đã bán 4 máy bay Harrier cho Ấn Độ để tháo dỡ lấy phụ tùng thay thế. 20 năm trước, Ấn Độ đã mất một nửa trong số 30 máy bay chiến đấu cất cánh thẳng đứng Harrier của mình do tai nạn, và 15 chiếc còn lại thường không thể hoạt động vì thiếu phụ tùng. Anh cũng đề nghị giúp đỡ bằng việc nâng cấp Harrier cho Ấn Độ.
Harrier có tỷ lệ tai nạn cao nhất trong tất cả các loại máy bay chiến đấu ở thời điểm hiện tại. Điều này phần lớn do khả năng bay thẳng đứng của nó, dẫn tới tỷ lệ tai nạn cao ngang với máy bay trực thăng. Thủy quân lục chiến Mỹ đã mất một phần ba trong số 397 chiếc Harrier của mình cũng do tai nạn trong vòng 32 năm, gấp 3 lần so với máy bay F-18C. Tuy nhiên, tỷ lệ tai nạn đối với máy bay chiến đấu đã giảm trong 1 thế kỷ qua. Giá một chiếc Harrier hiện nay ngang với một số máy bay cánh cố định hoạt động trong những năm 1970.