F-15 Eagle - Đại bàng bất khả chiến bại của Không quân Mỹ

ĐTN |

F-15 Eagle là chiếc tiêm kích chiếm ưu thế trên không rất thành công của Mỹ, với thành tích hơn 100 chiến thắng trong các trận không chiến.

Lịch sử và nguồn gốc phát triển

Việc phát triển tiêm kích F-15 Eagle có nguồn gốc từ cuộc Chiến tranh Việt Nam, khi các lực lượng Không quân (USAF) và Hải quân Mỹ (US Navy) chia sẻ chung các loại máy bay chiến thuật.

Vào thời điểm đó, Bộ trưởng Quốc phòng Robert McNamara thúc ép rằng hai lực lượng nên dùng chung một loại máy bay chiến thuật để đồng bộ và tiết kiệm chi phí.

Là một phần của chính sách này, Không quân và Hải quân Mỹ đã tham gia vào chương trình TFX (Tactical Fighter Experimental/ Chương trình thử nghiệm máy bay tiêm kích chiến thuật).

Mục đích của chương trình nhằm chế tạo một máy bay ném bom tiền tuyến tầm trung cho Không quân cũng như là một máy bay tiêm kích đánh chặn tầm xa cho Hải quân.

Kết quả của dự án là cho ra đời tiêm kích bom cánh cụp cánh xòe F-111 Aardvark được sử dụng bởi Không quân Mỹ (TFX không đáp ứng được các yêu cầu của Hải quân Mỹ nên họ đã rút khỏi chương trình).

F-111 Aardvark - Máy bay tiêm kích bom của chương trình TFX
F-111 Aardvark - Máy bay tiêm kích bom của chương trình TFX

Vào tháng 1/1965, McNamara đề nghị Không quân xem xét một thiết kế máy bay tiêm kích chiến thuật mới cho vai trò hỗ trợ tầm gần (Close Air Support) để thay thế các loại tiêm kích cũ như F-100 Super Sabre và một số máy bay ném bom hạng nhẹ khác.

Hai mẫu thiết kế cơ bản có thể thực hiện vai trò này, trong đó Hải quân ưa chuộng thiết kế giống A-4 Skyhawk và LTV A-7 Corsair II - máy bay tấn công mặt đất, trong khi Không quân quan tâm đến dòng tiêm kích bom như Northrop F-5 Freedom Fighter - máy bay tiêm kích có khả năng tấn công mặt đất.

Máy bay tấn công mặt đất LTV A-7 Corsair II
Máy bay tấn công mặt đất LTV A-7 Corsair II

Các phi cơ ra đời trước ưu việt hơn trong vai trò chiến thuật, trong khi dòng máy bay sau này có thể ít khả năng hơn, nhưng sẽ tự bảo vệ được mình. Nếu Không quân đã lựa chọn một thiết kế tấn công, duy trì ưu thế trên không sẽ là ưu tiên hàng đầu.

Tháng tiếp theo, một báo cáo về máy bay chiến thuật hạng nhẹ đã đề nghị Không quân mua F-5 Freedom Fighter hoặc A-7 Corsair II và xem xét một máy bay hiệu suất cao hơn để đảm bảo ưu thế trên không.

Quan điểm trên đã hủy bỏ sau khi 2 chiếc F-105 Thunderchief bị các tiêm kích cận âm MiG-15 Fagot hoặc MiG-17 Fresco bắn rơi vào ngày 4/4/1965.

Máy bay tiêm kích đa năng F-5 Freedom Fighter
Máy bay tiêm kích đa năng F-5 Freedom Fighter

Vào tháng 4/1965, Harold Brown, lúc đó là giám đốc Nghiên cứu và Kỹ thuật Quốc phòng (Director of Defense Research and Engineering/ DDR&E) đã xem xét các máy bay tiêm kích F-5 Freedom Fighter và bắt đầu nghiên cứu về dự án F-X.

Những nghiên cứu ban đầu hình dung ra số lượng sản xuất 800 - 1.000 máy bay, và nhấn mạnh khả năng cơ động trên tốc độ; chương trình nghiên cứu cũng đề cập rằng máy bay sẽ không được xem xét nếu không có khả năng tấn công mặt đất.

Ngày 1/8, Gabriel.P. Disosway nắm quyền "Chỉ huy Chiến Thuật Trên không" (Tactical Air Command/ TAC) và lặp lại lời kêu gọi của chương trình F-X, nhưng hạ tốc độ cần thiết từ Mach 3 xuống còn Mach 2,5 để giảm chi phí.

Một tài liệu yêu cầu chính thức được hoàn thành vào tháng 10 và gửi ra như một yêu cầu đề xuất (Request For Proposal/RFP) cho 13 công ty vào ngày 8/12/1965, 8 công ty trả lời các kiến nghị, 4 công ty được yêu cầu cung cấp mẫu phát triển khác.

Tổng cộng, họ đã trình bày 500 ý tưởng thiết kế, trong đó đặc trưng là cánh cụp cánh xòe, nặng hơn 27.000 kg, bao gồm tốc độ tối đa Mach 2,7 và tỷ lệ lực đẩy trên trọng lượng là 0,75.

Khi đề nghị được nghiên cứu vào tháng 7/1966, chiếc máy bay có kích thước và trọng lượng tương đương TFX, như vậy thiết kế này không thể được coi là một máy bay tiêm kích chiếm ưu thế trên không.

Một số mẫu mô hình của McDonnell đưa ra cho chương trình F-X

Một số mô hình của McDonnell đưa ra cho chương trình F-X

Nhỏ hơn, nhẹ hơn

Qua giai đoạn này, các nghiên cứu thông qua những cuộc không chiến trên khắp Việt Nam đưa kết quả đáng lo ngại. Học thuyết trước đây đã nhấn mạnh chiến đấu tầm xa bằng tên lửa và máy bay được tối ưu cho vai trò này.

Kết quả cho thấy máy bay trang bị các radar lớn và có tốc độ tuyệt vời, nhưng khả năng cơ động hạn chế và thường thiếu pháo.

Ví dụ kinh điển là McDonnell Douglas F-4 Phantom II, được sử dụng bởi Không quân, Hải quân và Thủy quân Lục chiến Mỹ để cung cấp khả năng chiếm ưu thế trên không khi tham chiến ở Việt Nam.

Đây là máy bay tiêm kích duy nhất có đủ sức mạnh, phạm vi và khả năng cơ động được giao nhiệm vụ chủ yếu là chiến đấu với tiêm kích MiG trong cận chiến hoặc không chiến trong tầm nhìn.

Máy bay tiêm kích bom F-4 Phantom II
Máy bay tiêm kích bom F-4 Phantom II

Trong thực tế, khi không chiến trong tầm nhìn và khả năng cơ động, phần lớn tiêm kích chiến thuật của Mỹ gặp bất lợi trước máy bay đánh chặn ít tốn kém hơn và cơ động hơn như MiG-21 Fishbed. Hơn nữa, tên lửa được chứng minh là ít tin cậy trong cận chiến.

Mặc dù cải tiến việc huấn luyện phi công và giới thiệu pháo M61 Vulcan đã giải quyết sự chênh lệch phần nào, những kết quả đầu tiên đã dẫn đến việc đánh giá lại phần lớn Học thuyết Project Forecast 1963.

Điều này dẫn đến thuyết Năng lượng-Khả năng cơ động (Energy-Maneuverability/ EM) của John Boyd, trong đó nhấn mạnh rằng công suất mạnh và khả năng cơ động là khía cạnh quan trọng của một thiết kế máy bay tiêm kích thành công và đây là những điều quan trọng hơn việc chỉ có tốc độ.

Thông qua các cuộc đấu tranh không mệt mỏi giữa các khái niệm, và thời gian tốt với "thất bại" của các dự án F-X ban đầu, nhóm "Fighter Mafia" đã thúc ép cho một máy bay tiêm kích hạng nhẹ mà có thể được chế tạo và hoạt động với số lượng lớn để đảm bảo ưu thế trên không.

Vào đầu năm 1967, họ đề xuất rằng thiết kế lý tưởng có tỷ lệ lực đẩy trên trọng lượng gần 1:1, tốc độ tối đa giảm còn Mach 2,3, trọng lượng khoảng 18.000 kg và khả năng chịu lực của cánh là 80 ib/ft².

Một mẫu trưng bày khác của chương trình F-X do North American đưa đến. Mẫu này đặt cửa hút gió ở dưới thân, cánh mũi tên xuôi và hợp nhất với thân (blended wing) như F-16 và chỉ có 1 cánh đuôi đứng
Một mẫu trưng bày khác của chương trình F-X do North American đưa đến. Mẫu này đặt cửa hút gió ở dưới thân, cánh mũi tên xuôi và hợp nhất với thân (blended wing) như F-16 và chỉ có 1 cánh đuôi đứng

Đến thời điểm này, Hải quân đã quyết định rằng F-111 Aadvark không đáp ứng yêu cầu của họ và bắt đầu phát triển một thiết kế máy bay tiêm kích chuyên dụng mới, chương trình VFAX.

Trong tháng 5/1966, McNamara lại hỏi các lực lượng để nghiên cứu thiết kế và xem xét liệu VFAX có thể đáp ứng nhu cầu chương trình F-X của Không quân hay không.

Quá trình nghiên cứu mất 18 tháng và kết luận rằng các tính năng mong muốn là quá khác nhau; Hải quân nhấn mạnh thời gian hoạt động dài và linh hoạt trong thực hiện nhiệm vụ, trong khi Không quân chủ yếu tìm kiếm khả năng cơ động cho máy bay.

Một mẫu mô hình của McDonnell đưa ra vào tháng 1 năm 1969, có thể thấy mẫu mô hình này có cửa hút khí khá giống với cửa hút khí của Mig-25, cánh delta được chỉnh sửa lại so với mẫu trước, còn lại không thay đổi gì

Một mô hình của McDonnell đưa ra vào tháng 1/1969, thiết kế này có cửa hút khí khá giống với MiG-25, cánh delta được chỉnh sửa lại so với mẫu trước, còn lại không thay đổi gì

Tập trung cho nhiệm vụ chiếm ưu thế trên không

Vào năm 1967, Liên Xô đã tiết lộ MiG-25 Foxbat tại sân bay Domodedovo ở Moscow. MiG-25 được thiết kế là máy bay tiêm kích đánh chặn tốc độ cao, hoạt động ở độ cao lớn.

Do có tốc độ rất cao, trên Mach 2,8 nên MiG-25 sử dụng thép không gỉ thay vì nhôm ở nhiều vị trí. Trọng lượng tăng thêm nên khung thân lớn hơn nhiều để cho phép máy bay hoạt động ở những độ cao cần thiết.

Tuy nhiên theo các nhà quan sát, MiG-25 có bề ngoài tương tự các nghiên cứu trong chương trình F-X, một chiếc máy bay với tốc độ cao và trang bị cánh lớn có khả năng cơ động tốt; dẫn đến lo ngại nghiêm trọng trong Bộ Quốc phòng vì các loại vũ khí của quân đội Mỹ đang bị lỗi thời trước đối phương.

MiG-23 Flogger là một chủ đề tương tự, vì nó được cho rằng là một máy bay tốt hơn so với F-4 Phantom II.

Chương trình F-X sẽ vượt mặt MiG-23, nhưng bây giờ MiG-25 Foxbat xuất hiện, nó có ưu thế về tốc độ, trần bay và tầm bay hơn các loại tiêm kích của Mỹ lúc bấy giờ, ngay cả những dự án của chương trình F-X. Nhưng nhờ vậy mà chương trình F-X có nỗ lực để cải thiện.

Máy bay tiêm kích đánh chặn Mig-25 Foxbat

Máy bay tiêm kích đánh chặn MiG-25 Foxbat

Cả hai trụ sở chính của Không quân Hoa Kỳ và Chỉ huy chiến thuật trên không tiếp tục kêu gọi phát triển dòng máy bay đa năng, trong khi cả Gabriel.P.Disosway và Tham Mưu Trưởng Không quân Bruce K. Holloway thúc ép cho một thiết kế chiếm ưu thế trên không có thể chiến thắng MiG-25 Foxbat.

Tháng 5/1968 họ đã nói rằng "Cuối cùng chúng tôi quyết định - và tôi hy vọng không có một người nào vẫn không đồng ý rằng chiếc máy bay này là tiêm kích chiếm ưu thế trên không".

(Còn tiếp)

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại