Điều gì xảy ra nếu Mỹ sản xuất nhiều F-22 hơn?

Đức Anh |

Nếu Mỹ sản xuất nhiều F-22 hơn, họ sẽ có lực lượng chiếm ưu thế trên không tuyệt đối nhưng lại bị hạn chế về năng lực tấn công mặt đất.

Mỹ đã sai lầm khi kết thúc chương trình F-22 quá sớm?

Thời gian gần đây, đặc tính kỹ chiến thuật của chương trình tiêm kích tiến công kết hợp JSF F-35 trở thành chủ đề gây tranh cãi ở trong và ngoài nước Mỹ.

Đặc biệt sau khi xuất hiện thông tin về việc F-35 tỏ ra kém cỏi so với F-16 trong không chiến tầm gần khiến cho vấn đề trở nên nghiêm trọng hơn.

Trước đó, Duffelblog.com từng tiết lộ về kế hoạch hủy bỏ chương trình mua sắm đắt nhất lịch sử nước Mỹ. Khi những tranh cãi về chương trình F-35 trở nên gay gắt, câu hỏi về quyết định ngừng sản xuất F-22 lại được đưa ra bàn luận.

Giả định, nếu Bộ trưởng Quốc phòng Robert Gates không kết thúc dự án F-22 vào năm 2009 với con số 187 chiếc. Vậy điều gì sẽ xảy ra nếu Mỹ sản xuất nhiều F-22 hơn thay vì tập trung cho F-35.

Chương trình F-35 đang tỏ ra không đáp ứng đầy đủ kỳ vọng ban đầu
Chương trình F-35 đang tỏ ra không đáp ứng đầy đủ kỳ vọng ban đầu

Nếu Mỹ quyết định sản xuất nhiều F-22 hơn...

Vấn đề đầu tiên là chi phí mua sắm và vận hành. Không quân Mỹ có thể nhắm đến con số 322 chiếc F-22 trong những năm 2000 và chỉ cần kinh phí khoảng 50 tỷ USD là đủ để mua.

Điều rắc rối là Lầu Năm Góc lại tỏ ra mập mờ trong vấn đề động cơ và chi phí vận hành, bảo trì cho F-22, khoảng 44.000 USD/giờ bay.

Phần lớn chi phí này là cố định và trải rộng trên lượng máy bay tương đối nhỏ. Nếu gia tăng phi đội F-22, giá trị này có thể chỉ còn khoảng một nữa.

Vấn đề chi phí phát sinh khi gia tăng số lượng có thể được kiểm tra, nhưng có một điều chắc chắn rằng kinh phí hoạt động cho một chiếc F-22 sẽ không thể ít như một chiếc F-16.

Nhưng lúc đó Lầu Năm Góc lại cho rằng, chi phí hoạt động của F-22 là quá cao và họ cần một giải pháp tiết kiệm hơn. Ngoài ra, lệnh cấm xuất khẩu F-22 cũng khiến cho kế hoạch quốc tế không thực hiện được.

Tải trọng vũ khí cho nhiệm vụ tấn công mặt đất hạn chế của F-22 là một trong những lý do khiến Mỹ không sản xuất nhiều tiêm kích này hơn.

Tải trọng vũ khí cho nhiệm vụ tấn công mặt đất của F-22 khá nhỏ là một trong những lý do khiến Mỹ không sản xuất nhiều tiêm kích này

Vấn đề thứ 2 là việc nhấn mạnh quá mức đến một đặc tính đặc biệt trong tham chiến. Những ý kiến chỉ trích F-35 kém cơ động so với F-22 đã kéo dài trong nhiều năm.

Trước đó, Dennis Jensen, thành viên Quốc hội Australia lại nhắc đến bài học về không chiến trên bầu trời Việt Nam. F-4 với tên lửa và radar dự định sẽ áp đảo những chiếc MiG, nhưng thực tế lại cho kết quả ngược lại.

Nhà phân tích Andrew Davies cho rằng, thất bại trong không chiến ở Việt Nam nằm ở vấn đề tên lửa và F-4 đời đầu không được trang bị pháo. Các tên lửa gặp rắc rối về vị trí, tầm bắn vật lý trong tình huống không chiến tầm gần.

Sau bài học tại chiến trường Việt Nam, pháo đã trở thành vũ khí không thể thiếu trên các chiến đấu cơ.

Một vấn đề khác đối với F-22 là khả năng mang tải trọng vũ khí, chiến đấu cơ trị giá 150 triệu USD này chỉ có thể mang theo lượng bom đạn giới hạn ở mức 907 kg.

Bản chất thiết kế của F-22 là một máy bay chiến đấu tàng hình cho nhiệm vụ chiếm ưu thế trên không. Để bay cao hơn, nhanh hơn, đồng nghĩa với việc nó phải mang ít vũ khí hơn.

Nếu Lầu Năm Góc chi nhiều tiền hơn cho F-22, Không quân Mỹ có thể không còn khả năng tìm kiếm một máy bay chiến đấu nhanh nhẹn với năng lực đối đất mạnh mẽ.

Nếu Mỹ không theo đuổi F-35, không quân có thể đã có 322 chiếc F-22. Khi đó, các dòng máy bay cũ như A-10, F-15 và F-16 sẽ được tiếp tục kéo dài thời gian sử dụng.

Nhưng điều đó làm dấy lên mối lo ngại về khả năng sống sót của các máy bay thế hệ cũ trước tên lửa đất đối không tầm xa. Lockheed Martin từng đề xuất ý tưởng về phiên bản FB-22 cho nhiệm vụ ném bom chiến thuật tầm trung.

Tuy nhiên, đề xuất này đã không nhận được sự ủng hộ của Lầu Năm Góc, đặc biệt là Thủy quân lục chiến. Dự án FB-22 chính thức bị hủy bỏ vào năm 2006 mà không bàn đến vấn đề nó có cần thiết hay không.

Với một chút sửa đổi về đặc tính không chiến, các nhà thiết kế có thể nhấn mạnh đến tốc độ, khả năng thao diễn và phạm vi hoạt động xa hơn.

FB-22 vẫn có thể là một dự án hợp tác với hải quân. Điều đó sẽ dẫn đến việc sản xuất máy bay ném bom hạng nhẹ tầm xa mà hải quân đang cần để triển khai ở Thái Bình Dương.

Nếu có một sự tiếp thị đúng đắn, chương trình Tiêm kích tiến công kết hợp (JSF) phải là Máy bay tấn công kết hợp (JSA) và sẽ không dẫn đến các cuộc tranh cãi như hiện tại về tính năng không chiến của F-35.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại