Dàn vũ khí Trung Quốc mang sang Nga ra oai

Cuộc tập trận chung Nga và TQ "Sứ mệnh hòa bình-2013" diễn ra tại Nga, có sự tham gia của số lượng lớn phương tiện vũ khí hiện đại của hai nước.

Dàn vũ khí Trung Quốc mang sang Nga ra oai
Tham gia cuộc tập trận có 1.500 quân nhân của Nga và Trung Quốc, cùng hơn 250 phương tiện kỹ thuật quân sự, trong đó có máy bay tiêm kích, máy bay ném bom, xe tăng. Trung Quốc đem đến cuộc tập trận lần nay hơn 600 binh lính cùng xe tăng, xe bọc thép, phương tiện do thám hạng nhẹ, pháo tự hành 120-mm, pháo tự hành 152-mm, máy bay ném bom chiến đấu JH-7A, trực thăng Z-9 và Mi-171. (Trong ảnh: Phi đội JH-7A của Trung Quốc tham gia tập trận)
Dàn vũ khí Trung Quốc mang sang Nga ra oai
Chiến đấu cơ JH-7 được thiết kế chuyên dùng cho nhiệm vụ tấn công vào các vị trí quan trọng trên biển. JH-7A là một phiên bản nâng cấp với radar JL-10A PD, hệ thống fly-by-wire mới, kính chắn một mảnh, thêm các giá treo vũ khí, và khả năng mang được tên lửa chống bức xạ của Nga Kh-31 và bom điều khiển bằng laser. (Trong ảnh: Phi đội JH-7A của Trung Quốc tham gia tập trận)
Dàn vũ khí Trung Quốc mang sang Nga ra oai

Về đặc tính kỹ thuật, JH-7 có chiều dài 22,32 m; sải cánh 12,7 m; chiều cao 6,57 m; trọng lượng rỗng 14.500 kg; trọng lượng cất cánh tối đa 28.475 kg; máy bay được trang bị 02 động cơ Xian WS9, lực đẩy 54 kN, đốt nhiên liệu lần hai là 91,2 kN mỗi chiếc; vận tốc cực đại 1.808 km/h trên độ cao 11.000 m (36.000 ft); tốc độ tuần tra 903 km/h; tầm bay 3.650 km; bán kính chiến đấu 1.650 km (890 hải lý); trần bay 15 km.

JH-7 có thể mang được 6.500 kg (14.500 lb) vũ khí; được trang bị 01 pháo tự động hai nòng 23 mm GSh-23L, 300 viên đạn; mang tên lửa không đối không PL-5, tên lửa chống tàu Yingji-8K và Yingji-82K, tên lửa chống radar Yingji-91 và được trang bị bom rơi tự do và điều khiển bằng laser. Điều đặc biệt quan trọng, JH-7 có khả năng tác chiến bình thường trong mọi điều kiện thời tiết như: sương mù, mưa, bão lớn hay nắng gắt... sẵn sàng thực hiện các hoạt động tác chiến cho cả ngày và đêm.
Dàn vũ khí Trung Quốc mang sang Nga ra oai
Tham gia tập trận làn này còn có trực thăng Z-9. Đây là loại trực thăng đa dụng được sản xuất theo giấy phép của Tổng công ty sản xuất máy bay Harbin của Trung Quốc và dựa trên mô hình của máy bay trực thăng Dauphin của Pháp.
Dàn vũ khí Trung Quốc mang sang Nga ra oai
Ngoài tiêm kích JH-7A, trực thăng Z-9 do Trung Quốc tự sản xuất, tham gia tập trận “Sứ mệnh hòa bình - 2013“ lần này, Bắc Kinh còn cử đến trực thăng Mi-171 do Nga sản xuất. .
Dàn vũ khí Trung Quốc mang sang Nga ra oai
Theo Phó Tư lệnh Quân khu trung tâm Nga, Thiếu tướng Sergey Chubakin, trong 6 năm kể từ khi hai nước tiến hành cuộc tập trận “Sứ mệnh hòa bình“ đầu tiên, hợp tác quân sự giữa Nga và Trung Quốc đã có động lực to lớn và mang tầm quan trọng nhất định đối với lợi ích của cả hai bên. Hoạt động chung trong khuôn khổ cuộc tập trận sẽ tạo đồn lực mới cho mối quan hệ và mở ra những hướng hợp tác mới giữa quân đội hai nước. (Trong ảnh: Trực thăng Mi-171)
Dàn vũ khí Trung Quốc mang sang Nga ra oai
Theo một số chuyên gia cho rằng, cuộc tập trận “Sứ mệnh hòa bình - 2013“ và liên tiếp những cuộc tập trận mà hai bên tiến hành trong thời gian gần đây thực chất là nhằm mục đích “nắn gân” liên minh Mỹ - Nhật tại khu vực này. Trên một trang mạng phân tích của Trung Quốc cho rằng, cuộc tập trận Nga-Trung lần này được xem như một sự minh chứng về quan hệ đối tác chiến lược của Moscow và Bắc Kinh nhằm vô hiệu hóa chính sách của Nhật Bản và Mỹ. (Trong ảnh: Trực thăng Z-9)
Dàn vũ khí Trung Quốc mang sang Nga ra oai
Cũng theo sự phân tích của các chuyên gia hàng đầu cho rằng, sự hợp tác Nga-Trung trong việc tiến hành các cuộc tập trận chung thường xuyên và ký kết các hợp đồng quân sự rất có lợi cho Bắc Kinh. Đây chính là lời đáp cho câu hỏi, tại sao Trung Quốc có được những thành công lớn trong việc hiện đại hóa quân đội và tăng cường chế tạo vũ khí. Đặc biệt điều này liên quan tới các tàu ngầm chiến lược, tên lửa, máy bay tiêm kích và những hệ thống dẫn đường, bên cạnh đó một số loại vũ khí được chế tạo theo các dự án của Trung Quốc có một phần giống với các mẫu tương tự của Nga. (Trong ảnh: Trực thăng Z-9)
Dàn vũ khí Trung Quốc mang sang Nga ra oai
Vì vậy giáo sư Nan Li từ Phòng nghiên cứu chiến lược trực thuộc Viện nghiên cứu hải quân Hoa Kỳ ở Newport cho rằng, việc những chiến hạm đủ loại, xe tăng, tiêm kích, trực thăng tham gia vào cuộc tập trận và sự phức tạp của những hoạt động được tiến hành nói lên một điều là, sự hợp tác quân sự Nga-Trung được tăng cường ở mức độ không thể ngờ tới. (Trong ảnh: Pháo Type 66 152 mm của Trung Quốc trong một lần tập trận)

Bài vở và ý kiến đóng góp cho chuyên mục xin vui lòng gửi về email: [email protected]. Trân trọng!

 

 

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại