Dân mạng Trung Quốc thất vọng về máy bay C-919 "China" ruột "Mỹ"

[email protected] |

Máy bay cỡ lớn C-919 mà truyền thông nước này vẫn tự hào là hàng "made in China" chất lượng cao, thực chất lại sử dụng động cơ Mỹ

Tờ Thanh niên Trung Quốc ngày 4/11 đưa tin, rất nhiều cư dân mạng Trung Quốc của các chuyên trang quân sự đã tỏ ra bực tức và thất vọng sau khi biết máy bay cỡ lớn C-919 mà truyền thông nước này vẫn tự hào là hàng "made in China" chất lượng cao, thực chất lại sử dụng động cơ của Mỹ.
Dân mạng Trung Quốc thất vọng về máy bay C-919 "China" ruột "Mỹ" 1
Động cơ LEAP do hãng CFM của Mỹ chế tạo được Trung Quốc nhập về lắp cho máy bay C919 "made in China"
Bài báo cay đắng thừa nhận, đằng sau cái mác "made in China" - "Trung Quốc chế tạo" trong ngành sản xuất xe hơi, sản xuất ti vi, và bây giờ là sản xuất máy bay, phần lớn bộ phận quan trọng nhất Trung Quốc đều phải nhập khẩu từ nước ngoài, trình độ công nghệ hiện nay chưa cho phép Trung Quốc "nhái" được những chi tiết công nghệ cao như vậy.
Đông cơ chính là linh hồn, là viên ngọc trong một chiếc máy bay và là thành quả công nghệ của hơn 300 năm lịch sử ngành hàng không thế giới.
Nếu tính hàm lượng công nghệ cao của tàu thuyền là 1, xe hơi là 9, ti vi màu là 50, máy tính là 300, động cơ phản lực là 800 thì động cơ hàng không là 1400, tờ Thanh niên Trung Quốc nhận định.
Dân mạng Trung Quốc thất vọng về máy bay C-919 "China" ruột "Mỹ" 2
Chiếc máy bay dân dụng cỡ lớn C919 mà truyền thông Trung Quốc tự hào là hàng "made in China" thực chất bộ phận quan trọng nhất - động cơ lại nhập của Mỹ
Cái khó nhất trong chế tạo động cơ máy bay gồm 4 điểm, đó là khả năng chịu nhiệt cao, áp suất cao, chuyển động mạnh và độ mài mòn của động cơ, chính 4 điểm này sẽ là thách thức đối với ngành chế tạo máy của tất cả các quốc gia.
Cũng bài báo này dẫn ví dụ, động cơ máy bay A380 do hãng Rolls Royce của Anh chế tạo, bên trong động cơ có thể chịu được nhiệt độ bằng một nửa nhiệt độ bề mặt Mặt Trời, áp suất 50 atm, tốc độ tua bin đạt ngưỡng 2000 km/giờ, trong đó cánh tua bin có chiều dài 3 m.
Lịch sử ngành chế tạo máy bay Trung Quốc mới trải qua 30 năm với khởi đầu bằng chiếc Y-10, nhưng hầu hết động cơ và chi tiết máy đều phải nhập ngoại. Trung Quốc chỉ là nơi lắp ráp cho ra một chiếc máy bay hoàn chỉnh "made in China". Động cơ do Trung Quốc chế tạo cho Y-10 mang số hiệu 195 lúc đó mới đang trong giai đoạn nghiên cứu.
Dân mạng Trung Quốc thất vọng về máy bay C-919 "China" ruột "Mỹ" 3
Chiếc Y-10 trong tưởng tượng, giấc mơ chế tạo máy bay của người Trung Quốc
Sau khi chiếc Y-10 ra đời, ngành công nghiệp chế tạo hàng không của Trung Quốc dường như không còn tập trung vào nghiên cứu và chế tạo động cơ máy bay, phần quan trọng nhất này hầu hết đều phải nhập khẩu.
Chính điều này khiến cho cộng đồng cư dân mạng Trung Quốc trên các chuyên trang quân sự cảm thấy thất vọng mỗi khi họ khoe các sản phẩm "made in China" công nghệ cao.
 

 
 
 

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Tags
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại