Bộ phim tài liệu kỳ công của Dirk Pohlmann cho thấy, những chiến dịch này nguy hiểm hơn là chúng ta từng biết và thế giới từng cận kề Thế Chiến III hơn là chúng ta từng nghĩ.
Số phận một phi công Mỹ
Tháng 5/1945, cuộc Chiến tranh Thế giới thứ Hai kết thúc. Nước Đức bị bại trận và bị chiếm đóng. Sự đoàn kết nhất trí giữa các cường quốc chiến thắng, những nước đồng minh chống nước Đức phát xít chỉ là bề ngoài. Họ bắt đầu chuẩn bị cho một cuộc chiến tranh mới có thể xảy ra trong tương lai.
Thế giới bị chia thành hai phe Đông và Tây. Mỹ chống lại Liên Xô. Nhưng người Mỹ hầu như chẳng biết gì về sức mạnh thực sự của đối thủ, vì vậy họ quyết định dùng máy bay để do thám, dù tốn kém tổn thất bao nhiêu chăng nữa. Trên không phận Liên Xô đã từng xảy ra không chiến. Ít nhất 155 người đã bỏ mạng.
Một nhân chứng Mỹ nói: "Đó là cuộc chiến của không quân". Đó là một trò chơi chết người. Để do thám bằng điện tử và chụp ảnh, máy bay Mỹ thâm nhập sâu vào không phận Liên Xô. Một cuộc không chiến bí mật. Một phi công Mỹ nói: "Tôi biết mình là người thâm nhập, nhưng chẳng thấy có gì là khó chịu". Một nhân chứng Nga dẫn lời Nikita Sergejewitsch Chruschtschow, người đứng đầu Đảng và nhà nước Liên Xô nói: "Nếu có thể, tôi sẽ biến thành một tên lửa, bay tới để bắn rơi lũ ký sinh này".
Cảm thấy rằng có thể bị tấn công, một số sĩ quan cao cấp Mỹ đã nảy ra ý nghĩ phải tấn công trước. Đó là một trò chơi nguy hiểm để mưu toan giành vị trí thống trị thế giới. Cuộc chiến tranh do thám trên không cho tới nay là một bí mật của thời kỳ Chiến tranh Lạnh. Nhân dân Mỹ và Liên Xô cũ chẳng biết gì hết, chỉ có hai chính phủ là biết.
Chỉ có một trường hợp mất tích duy nhất được biết rõ cho tới nay: Tháng 10/1952, một máy bay Mỹ từ Nhật Bản thâm nhập vào vùng biên giới Liên Xô. Máy bay tiêm kích Liên Xô cất cánh. Wassilij Sajko, khi đó là lính thủy trên tàu thủy nghe được tiếng một phi công Mỹ nói qua điện đài: "Chúng tôi bị bắn, chúng tôi bị bắn". Vị chỉ huy máy bay chiến đấu Liên Xô ra lệnh: "Bắn chết lũ diều hâu đó đi!". Và chiếc máy bay thâm nhập đã bị bắn hạ.
Trên chiếc máy bay RB 29 có 8 người Mỹ bị chết, trong đó có một người mới lấy vợ được 2 năm và vừa trở thành bố, đó là John Dunham. Mary Dunham Nichols, vợ của John Dunham nhớ lại: "Tôi đang là quần áo thì nghe trên truyền hình nói về vụ máy bay RB 29 bị 2 máy bay Liên Xô bắn hạ. Chiếc máy bay này cất cánh từ Jokota, tôi nghĩ liệu chồng tôi có quen ai trong số phi hành đoàn không". Thủy thủ đoàn của một tàu chiến Liên Xô là nhân chứng của vụ bắn hạ này, họ tìm kiếm người còn sống sót xung quanh khu vực máy bay rơi.
Sajko là người tìm thấy một trong số phi công bị bắn rơi. Sajko nói: "Tôi nghĩ, có khi anh ta còn sống. Nhưng chúng tôi chưa nhìn kỹ. Chúng tôi nắm chân anh ta kéo vào thuyền và nhìn thấy đó là một xác chết". Quân đội Mỹ gửi cho Mary Dunham một bức điện thông báo về trường hợp chồng bà bị mất tích. Mary Dunham kể: "Ban đầu, tôi bàng hoàng, người cứng đơ. Sau đó, một thời gian dài tôi không muốn tin đó là số phận anh. Nhưng rồi họ lại gửi thông báo.
Tôi cảm thấy như có một ai đó dùng một con dao lớn bổ mặt tôi ra làm đôi, đau đớn khủng khiếp". Sajko kể ông mang xác chết vào bờ và nhìn thấy một chiếc nhẫn vàng lớn ở một ngón tay. Ông nảy ra ý định và thấy có nhu cầu phải cho gia đình người đó biết về cái chết bi thảm của viên phi công xấu số.
Chiếc nhẫn đó sẽ là bằng chứng. Ông đã giữ nó trong hơn 40 năm trời và khi cuộc Chiến tranh Lạnh kết thúc, ông mang chiếc nhẫn đó tới Sứ quán Mỹ. Bà Mary Dunham nói: "Những con người này, những người rất nghèo, nhưng đã không bán chiếc nhẫn quý giá đó, vì họ muốn một lúc nào đó làm cho một gia đình Mỹ cảm thấy dễ chịu hơn. Họ nghĩ tới chúng tôi trong suốt thời gian này. Điều đó thật tuyệt vời. Tôi không thể nói đủ những điều tốt lành về họ".
Hai người gặp nhau, từ kẻ thù họ đã trở thành bạn. Sajko tới thăm Mary Dunham ở Mỹ. Mary tặng chiếc nhẫn cho đứa con gái, người chưa bao giờ biết mặt cha mình. Di hài của John Dunham được khai quật và đưa về Mỹ chôn cất với nghi lễ long trọng ở nghĩa trang binh sĩ ở Arlington. Ông là người duy nhất mà số phận được biết rõ trong tổng số 155 phi công gián điệp Mỹ bị mất tích trong cuộc không chiến bí mật.
Chiếc máy bay do thám đầu tiên bị bắn hạ
Ngày 8/4/1950 tại Đại bản doanh của Không lực Hoa Kỳ tại châu Âu ở Wiesbaden (Đức) đã diễn ra một cuộc họp. 10 chuyên gia do thám điện tử nhận được một nhiệm vụ bí mật. Buổi trưa, một chiếc máy bay do thám loại PB 4Y2"Privateer" cất cánh, theo thông báo chính thức là đi tới Côpenhagen (Đan Mạch) nhưng trên thực tế, phi công nhận được mật lệnh theo đuổi mục tiêu khác. Họ cần phải đánh dấu những vị trí rađa và thu thập các số liệu bom nguyên tử của LiênXô và tên lửa trên tàu ngầm.
Tuy nhiên, thông tin về chuyến bay bí mật này đã lọt vào tay Liên Xô và họ đã quyết định bắn hạ một máy bay do thám Mỹ. Khi màn hình rađa báo động,máy bay tiêm kích Liên Xô bắt đầu cất cánh.
Theo lời kể của Anatolij Gerassimov, một trong số các phi công tham gia trận đánh: "Tôi đã chào họ và vẫy cánh máy bay. Theo thông lệ quốc tế đó là họ phải bay theo tôi. Nhưng họ không nghe, mà quay ngoắt đi bay về phía tây. Tôi liền báo với trạm chỉ huy mặtđất. Mặt đất ra lệnh bắn và tôi phát hỏa. Phi hành đoàn Mỹ kinh hoàng và bay ra khỏi khu vực 12hải lý, nhưng đã bị trúng đạn. Tôi phải thừa nhận rằng đó không phải là cảm giác dễ chịu. Dù sao đó cũng là một đồng nghiệp.Nhưng tôi phải giết anh ta. Đó là mệnh lệnh. Anh ta cũng có mệnh lệnh của mình là xâm phạm không phận chúng tôi. Cả hai phải thực hiện mệnh lệnh của mình".
Rađa Anh đã theo dõi sự cố nói trên. Nhưng trước báo chí,phía Mỹ vẫn khăng khăng cho rằng đó là một cuộc bay tập không có vũ khí. Cuộc tìm kiếm được khẩn trương tiến hành. Họ tìm thấy vết dầu và nhiều mảnh vỡ của máy bay và một thuyền cao su đã được mở, liệu có người còn sống sót không?
Phía Liên Xô khẳng định đã bắn rơi một máy bay do thám Mỹ trên không phận của họ và chiếc máy bay này bị nổ trên không trung. Phía Mỹ thậm chí cũng phụ họa theo. Phi hành đoàn bị coi là mất tích.Nhưng 5 năm sau có một tin giật gân. Một người Mỹ trở về nói rằng ông ta đã nhìn thấy 8 người trong một nhà tù. Phía Liên Xô phủ nhận. Trường hợp này vẫn là điều bí ẩn và là bí mật của cuộc Chiến tranh Lạnh.
Mỹ cũng sử dụng các chuyến bay bí mật để tung gián điệp vào lãnh thổ Liên Xô trong thời gian Chiến tranh Lạnh. Chiến lược của George F. Kennan, một nhà ngoại giao Mỹ, từng là đại sứ ở Liên Xô, nhưng bị triệu hồi về nước, là phá hoại Liên Xô từ bên trong thông qua các du kích quân.
Trợ giúp cho ông ta là Reinhard Gehlen, trùm gián điệpcủa Hitler. Như trong Đế chế thứ ba, Kennan tuyển mộ nhân viên từ những người đào ngũ, những người bị xua đuổi, những người tị nạn. Chúng được huấn luyện trong các trại bí mật tại Mỹ và Đức để chuẩn bị cho các hoạt động gián điệp và du kích như dothám, phá hoại... Nhóm điệp viên cũng được lưu ý chi tiết như kiểu tóc, quần áo...
Sau khi được huấn luyện kỹ lưỡng, chúng được máy bay đưa tới thả xuống vùng Ban Tích hoặc các địa điểm khác của Liên Xô. Norman Runge, nguyên phi công lái máy bay thả gián điệp lần đầu tiên kể về những sứ mạng còn được giữ gìn tuyệt mật này.
Runge nói:"Trướckhi bay chúng tôi mới được gặp những người này. Chúng tôi không được biết họ là ai, định làm gì. Chúng tôi chỉ biết địađiểm phải thả họ xuống. Chúng tôi chỉ bay cao 150 m vào ban đêm, không có đèn và thả họ xuống".
Thông thường, các điệp viên nhảy dù, nhưng cũng có khi máy bay hạ cánh để nhận người. Trong một bộ phim tuyên truyền,phía Mỹ cho thấy người nhảy dù đã được đồng đội đón tiếp chu đáo. Nhưng thực tế thì khác hẳn. Chiến dịch đó bị thất bại hoàn toàn vì Kim Filby, trùm gián điệp Anh tại Luân Đôn lại là gián điệp hai mang của Liên Xô nên nhất cử nhất động của chiến dịch này đều được Liên Xô chuẩn bị chuđáo để đón về... trại giam. Kế hoạch phá hoại các nước XHCN từ bên trong đã chứng tỏ là một cơn ác mộng.
Có lẽ vì vậy mà chiến dịch này còn được giữ kín cho tới ngày nay. Có một thực tế là các cơ quan mật vụ phương Tây hầu như không biết gì về sức mạnh thực sự của bộ máy quân sự Liên Xô. Mối căng thẳng liên tục gia tăng. Năm 1948, Liên Xô tiến hành phong tỏa Tây Béclin.
Phía Mỹ thậm chí có người muốn dùng xe tăng để phá vòng vây chứ không phải dùng máy bay tiếp tế cho Béclin, vì khi đó Liên Xô chưa có vũ khí nguyên tử. Nhưng năm 1949, Liên Xô thử quả bom nguyên tử đầu tiên, sớm hơn nhiều năm so với dự kiến của phương Tây. Cùng năm đó, cách mạng Trung Quốc thành công, hệ thống XHCN được mở rộng. Vì vậy, hai bên tăng cường thử nghiệm để nâng cao hiệu quả của bom hạt nhân. Từ 1955, sức mạnh của bom hạt nhân đã tăng đến mức một cuộc chiến tranh hạt nhân có nghĩa là thế giới sẽ bị hủy diệt.
Xem thêm:
Cuộc không chiến bí mật giữa hai siêu cường Xô - Mỹ (phần cuối)