Cuộc đua vũ trang thế giới: Đâu là “Bên thắng cuộc”?

Thị trường buôn bán vũ khí thế giới diễn ra thế nào? Nga và Mỹ, 2 cường quốc quân sự lớn nhất thế giới đóng vai trò gì trong cuộc đua vũ trang toàn cầu? Và đâu là “bên thắng cuộc"?

Từ sau thế chiến thứ II, người ta đã sớm nhận ra cục diện thế giới hiện đại nếu có xảy ra xung đột cũng rất ít khi chính thức và đơn phương. Thay vào đó, các lực lượng tham gia sẽ chủ yếu đấu khí tài (chạy đua vũ trang), tình báo, kỹ thuật, kinh tế.

Chính vì vậy, không chỉ có các cường quốc mà gần như tất cả các nước trên thế giới, dù có hay không tham gia vào một liên minh quân sự, đều dành một phần ngân sách không nhỏ để trang bị vũ khí. Thị trường buôn bán vũ khí cũng từ đó trở nên vô cùng sôi động.

Vậy thực sự thị trường buôn bán vũ khí thế giới diễn ra thế nào? Nga và Mỹ, hai cường quốc quân sự lớn nhất thế giới đóng vai trò gì trong cuộc đua vũ trang toàn cầu? Và đâu là “bên thắng cuộc” trong cuộc đấu này?

Các cường quốc vũ khí vẫn đang ở ngôi vương

Chúng ta sẽ bắt đầu với cơ cấu xuất nhập khẩu vũ khí toàn cầu trong khoảng 10 năm trở lại đây:

Ta có thể thấy, trong khoảng 10 năm gần đây, thị phần của các cường quốc vũ khí không có nhiều sự thay đổi. Mỹ và Nga vẫn là hai quốc gia xuất khẩu nhiều vũ khí nhất (chỉ tính riêng Mỹ - Nga đã chiếm gần 60% cơ cấu xuất khẩu vũ khí toàn cầu).

Sự thay đổi mạnh nhất diễn ra ở Trung Quốc, khi nước này gần đây đã vươn lên vị trí thứ 4, tương ứng với gần 6% lượng vũ khí xuất khẩu toàn cầu.

Châu Á tăng cường nhập vũ khí, Châu Âu giảm nhiều

Có một xu hướng chuyển dịch nhu cầu vũ khí toàn cầu đang hình thành trong khoảng 10 năm gần đây:

Trong giai đoạn 5 năm trở lại đây, nhiều nước thuộc Châu Á và Châu Đại Dương tăng cường nhập khẩu vũ khí từ các cường quốc như Nga - Mỹ. Châu lục này hiện đang chiếm tới gần một nửa lượng vũ khí nhập khẩu trên toàn cầu.

Trái ngược với Châu Á, khu vực Châu Âu đã cắt giảm đáng kể lượng vũ khí nhập khẩu, xuống chỉ còn 14% trong giai đoạn 2009 - 2013. Sự sụt giảm này có hai lý do chính: khủng hoảng nợ công khiến các nước phải giảm chi tiêu cho vũ khí, và sự gắn kết ngày càng chặt giữa EU và Mỹ.

Ấn Độ - Khách hàng “VIP” trên thị trường vũ khí

Kể từ sau cuộc chiến tranh Kargil năm 1999 với Pakistan, Ấn Độ mạnh tay chi rất nhiều tiền để mua sắm vũ khí, hiện đại hóa quân sự và trở thành quốc gia nhập khẩu vũ khí nhiều nhất thế giới. Các công ty sản xuất vũ khí của Nga, Mỹ cạnh tranh khốc liệt tại thị trường Ấn Độ để tranh nhau những hợp đồng trị giá hàng tỷ USD.

Nga là đối tác cung cấp nhiều vũ khí nhất cho Ấn độ từ trước đến nay, với chủ yếu là máy bay chiến đấu MiG-21, xe tăng T-55 (những năm 60) đến thế hệ máy bay Sukhoi Su-30MKI, xe tăng T-90S ngày nay.

Máy bay chiến đấu Sukhoi SU-30MKI Ấn Độ nhập khẩu từ Nga

Nga - Mỹ “kẻ tám lạng người nửa cân”

Như đã đề cập ở trên, Nga và Mỹ vẫn là hai cường quốc đứng đầu thế giới về xuất khẩu vũ khí. Tuy nhiên, sự đối đầu trong thị trường “đặc biệt” này hoàn toàn mang màu sắc chính trị hơn là kinh tế.

Hãy quan sát Lược đồ giao thương vũ khí toàn cầu từ hai đối tác Nga - Mỹ:

Ta có thể thấy, các đối tác mua vũ khí của Mỹ là các nước thuộc NATO và các đồng minh ở Trung Đông như Thổ Nhĩ Kỳ, Vương quốc Anh, Israel, Ả Rập Saudi,...

Nga cung cấp vũ khí cho các quốc gia thuộc khối BRIC, Đông Nam Á, Bắc Phi như Trung Quốc, Việt Nam, Myanmar, Malaysia,...

Ngoài ra, một số nước còn nhập vũ khí từ cả hai như Các tiểu vương quốc Ả Rập thống nhất, Ấn Độ, Afganistan, Brazil,....

Tính chung lại, trong năm 2013 Mỹ đã cung cấp cho các nước khác một lượng vũ khí có giá trị khoảng 26,9 tỷ USD, còn Nga cung cấp khoảng 29,7 tỷ USD vũ khí cho các đối tác toàn cầu.Vậy rõ ràng Nga - Mỹ là “kẻ tám lạng, người nửa cân” trong thị trường này.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại