Công nghiệp quốc phòng Belarus hưởng lợi do xung đột Ukraine?

Ngày 24/7/2014, ông Alexander Surikov - đại sứ Nga tại Belarus tiết lộ: Moskva đề nghị Minsk sản xuất cho Nga hàng ngàn cấu kiện thiết bị quốc phòng mới.

Đề nghị này có thể liên quan đến lệnh cấm doanh nghiệp Ukraine hợp tác kỹ thuật quân sự với Nga, do Tổng thống Ukraine Poroshenko đưa ra hồi tháng 6/2014.

Hệ thống phòng không tầm ngắn T38 Stilet - sản phẩm xuất khẩu thành công của Belarus tại một triển lãm gần đây.

Tuy đầu năm nay Belarus muốn khôi phục lại nền công nghiệp quốc phòng đang sa sút hơn thời Xô Viết của mình, nhưng rõ ràng các cơ sở công nghiệp quốc phòng của nước này rất khó trở thành nguồn cung thay thế cho các nhà chế tạo Ukraine, do việc phát triển có tính chuyên biệt hóa cao của các nước cộng hòa trong Liên bang Xô Viết trước đây.

Ngoài ra, nhiều loại thiết bị quốc phòng từng xuất khẩu sang Nga của Belarus là sản phẩm hợp tác chế tạo với... Ukraine.

Số liệu mới nhất của Viện nghiên cứu SIPRI (Thụy Điển) cho thấy trong giai đoạn 2009 - 2013, thiết bị quân sự xuất khẩu của Belarus đạt mức 1% của toàn thế giới. Dù vậy, mức xuất khẩu của nước này đã giảm sút so với những năm 1990. Năm 2012, giá trị xuất khẩu vũ khí của Belarus đạt 97 triệu USD (69 triệu sang Azerbaijan và 28 triệu sang Yemen) - có lẽ là mức tồi nhất trong nhiều năm. Năm 2013 có cải thiện, với mức 338 triệu USD (khoảng 170 triệu sang Trung Quốc và 168 triệu sang Sudan).

Hệ thống tên lửa chống tăng Shershen gắn trên xe bọc thép.

Ngoài ra, các hãng Belarus đang tập trung vào việc hiện đại hóa các hệ thống vũ khí Xô Viết cũ, Gần đây, họ đưa ra phiên bản hiện đại hóa với chi phí thấp cho các hệ thống tên lửa phòng không S-125 Pechora. Một thập kỷ trước, chuyên gia Belarus từng hợp tác với Nga nâng cấp các hệ thống Pechora của Ai Cập.

70% thiết bị quân sự của Belarus dành cho xuất khẩu, trong bối cảnh nước này giảm chi tiêu quốc phòng. Năm 2013, sản xuất thiết bị quốc phòng tăng 51,4%.

Tuy nhiên, SIPRI hầu như chưa bao giờ công bố dữ liệu về xuất khẩu thiết bị quân sự của Belarus sang Nga.

Hợp tác lặng lẽ nhưng hiệu quả của Belarus với Ukraine

Những tháng gần đây, các quan chức cao cấp của Belarus như Tổng thống Lukashenko và Siarhei Hurulyou - Chủ tịch Ủy ban Công nghiệp - Quân sự Nhà nước của Belarus, đã nhắc lại nhiều lần về việc phải tránh “đi vào vết xe đổ” của Ukraine - quân đội gần như sụp đổ do nhiều năm sao lãng vấn đề trang bị quốc phòng.

Ông Hurulyou tuyên bố nền công nghiệp quốc phòng nên quan tâm trước tiên tới việc cung cấp những thiết bị hiện đại cho quân đội Belarus, trong khi vẫn duy trì mức độ xuất khẩu. “Trước đây sự việc hầu như trái ngược: đầu tiên là xuất khẩu, sau đó mới là cung cấp một chút cho quân đội quốc gia”, ông này nói.

Shershen-D - hệ thống tên lửa chống tăng mới nhất của Belarus.

Tháng 4/2014, Tổng thống Lukashenko thúc giục chính phủ Belarus phát triển công nghiệp quốc phòng, lưu ý rằng nguồn vũ khí thời Xô Viết đã cạn kiệt và nên phát triển vũ khí hiện đại mới. Theo ông, người Belarus sẽ bắt đầu chế tạo trực thăng và máy bay.

Khi tới thăm xưởng sửa chữa máy bay Baranavichy, ông Lukashenko nhắc lại yêu cầu phát triển công nghiệp quốc phòng. Tất nhiên, ông nói, Belarus sẽ không thể chế tạo một mình, mà sẽ hợp tác với các nước khác, đầu tiên là với nước Nga. Tuy nhiên, ông nói thêm: "Hãy tìm cách đạt được các thỏa thuận hợp tác chế tạo vũ khí với Ukraine và các nhà chế tạo Châu Âu và quốc tế cũng sẽ muốn hợp tác chế tạo với chúng ta".

Tới nay, thương vụ hợp tác chế tạo vũ khí duy nhất của Belarus là với Ukraine là dự án chế tạo máy bay trực thăng ở Orsha. Năm 2012, Motorsich - nhà chế tạo động cơ trực thăng lớn nhất Ukraine và hãng "Sistemy innovatsii i investitsii" của Belarus bắt đầu hợp tác trong dự án này. Tháng 9/2013, cơ sở Orsha Aviation Repair Works bắt đầu lắp ráp những chiếc trực thăng Mi-8 hiện đại hóa.

Thành quả hợp tác khác nữa của Belarus với Ukraine còn là dự án hợp tác phát triển hệ thống phòng không T38 Stilet, hệ thống tên lửa chống tăng Skif và Shershen - phiên bản hiện đại hóa mới nhất của hệ thống này.

Gần đây, hệ thống phòng không T38 Stilet đã được triển khai trong quân đội Azerbaijan, còn hệ thống tên lửa chống tăng Skif đã được Belarus, Ukraine, Azerbaijan và Georgia sử dụng.

Adunok - xe tuần tra điều khiển từ xa của Belarus.

Công nghiệp quốc phòng Belarus trong bối cảnh mới

Vì đổ vỡ trong hợp tác Nga - Ukraine và cấm vận của phương Tây, công nghiệp quốc phòng Belarus dường như có cơ hội lớn ở Nga. Các nhà chế tạo Belarus đang xúc tiến hợp tác với nhà chế tạo máy bay số 1 của Nga - Tổ hợp hàng không hợp nhất Nga (Obyedinennaya Aviastroitelnaya Korporatsiya).

Nhưng “đứng giữa phương Tây và Nga" - chiến lược quốc phòng Belarus duy trì từ trước tới nay có lẽ sẽ phải thay đổi.

Đầu tiên là quan hệ gần gũi với các nhà chế tạo vũ khí Nga khiến các doanh nghiệp Belarus gặp khó khăn khi sản xuất các hệ thống vũ khí hoàn chỉnh để xuất khẩu.

Thứ hai, Minsk muốn tăng cường quan hệ hợp tác với các nước khác, nhưng nhiều nước trong số này đang có quan hệ căng thẳng với Nga, chẳng hạn như Ukraine, Georgia hoặc Azerbaijan.

Trong bối cảnh phương Tây tăng cường cấm vận Nga, việc Belarus tăng cường hợp tác quốc tế để chế tạo thiết bị quân sự trở nên khó khăn hơn nhiều. Hướng tới việc hiện đại hóa các hệ thống vũ khí thời Xô Viết cho các nước nghèo có lẽ vẫn là ưu tiên số 1 của Belarus.

Hệ thống phòng không tầm thấp T38 Stilet

Xem toàn bộ VIDEO HOT trên SOHA

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại