Thỏa thuận mới dự kiến sẽ giúp ích của Moscow có thể chống bị sao chép công nghệ máy bay chiến đấu Su-35 một cách bất hợp phát từ Trung Quốc, Tạp chí quân sự Kanwa của Hongkong cho biết hôm 9/4.
Theo tạp chí này, thỏa thuận đầu tiên về quyền sở hữu trí tuệ về loại hình này giữa Nga và Trung Quốc đã được ký kết vào cuối năm 2008, nhưng bất chấp điều đó, Moscow đã không thể ngăn chặn được sự xuất hiện liên tục của một số phiên bản máy bay chiến đấu Su-33 và Su-30MK2 của Trung Quốc (tương ứng là J-15 và J-16). Bắc Kinh đã hiên ngang sao chép máy bay Nga nhưng vẫn tuyên bố J-15 do họ tự phát triển một cách độc lập, sự phát triển của J -16 bắt đầu sau năm 2008.
Theo Kanwa, có thể là khung máy bay Su-35 sẽ xuất hiện trong một diện mạo như phiên bản cao cấp của J-16. Năm 2005, Trung Quốc đã mua 24 máy bay chiến đấu Su-30MK2 (một số báo cáo cũng cho biết rằng, trong Hiệp định khung về Su-35 cũng đề cập tới việc cung cấp cho Trung Quốc 24 chiến đấu cơ tiên tiến này).
Trung Quốc cho rằng trong thời gian Nga được chuyển giao quyền sở hữu trí tuệ trong các máy bay Su-27 (đầu những năm 1990), vậy tại sao đất nước Trung Á này lại không có quyền để tạo ra thay đổi dựa vào nó (máy bay Su-27)?
Theo một số báo cáo, trong hợp đồng ban đầu giữa Nga và Trung Quốc đã có một số "lỗ hổng", quyền sở hữu trí tuệ đã được thảo luận một cách "không chính thức". Nếu Trung Quốc tiếp tục tạo ra một phiên bản Su-35 của riêng mình như một biểu tượng tiếp theo của dòng máy bay Su-27M thì một cuộc chiến về quyền sở hữu trí tuệ giữa Nga – Trung Quốc sẽ nổ ra.
Không còn nghi ngờ gì nữa, nếu không có sự cho phép của Moscow, Trung Quốc sẽ phải sử dụng động cơ 117S của Nga để trang bị cho loại máy bay chiến đấu đầy hứa hẹn J-20. Việc nhận được động cơ cánh quạt phản lực với lực đẩy điều khiển vector đa chiều kết hợp chế độ tăng lực đẩy để thực hiện "giấc mơ Trung Quốc" trong máy bay chiến đấu J-20 có khả năng bay ở tốc độ siêu âm và bay hành trình ở chế độ siêu cơ động.
Công nghệ động cơ 117S cũng có thể được áp dụng cho động cơ nội địa WS-10 không đáng tin cậy của họ. Một máy bay chiến đấu J-11B hay J-15 cũng sẽ có thể được trang bị công nghệ radar mảng pha bán chủ động hoạt động theo từng giai đoạn Irbis-E.
Nói chung, nếu Trung Quốc nhận được Su-35 từ Nga, điều đó sẽ cứu rỗi ngành công nghiệp máy bay của nước này, ít nhất là 10 năm tới trong việc phát triển máy bay chiến đấu thế hệ mới, tạp chí Kanwa nhận xét.
Khả năng tác chiến của Không quân Nga cũng sẽ bị giảm đáng kể. Đến năm 2015, Không quân Nga sẽ nhận được tổng cộng 48 máy bay chiến đấu Su-35S/BM. Tuy nhiên nếu động cơ 117S được cung cấp cho Trung Quốc thì khoảng cách công nghệ giữa các máy bay chiến đấu thế hệ thứ năm Sukhoi T-50 của Nga và J-20 của Trung Quốc sẽ rút ngắn.
Nếu các động cơ máy bay mới của Nga đến Trung Quốc vào năm 2016, rất có thể là trong những năm 2019-2020, chiến đấu cơ J-20 của không quân Trung Quốc sẽ được trang bị hàng loạt (gần như đồng thời với sự xuất hiện của Su-T-50 của Không quân Nga) và điều này sẽ không có lợi cho Moscow khi công nghệ giữa 2 loại máy bay tàng hình T-50 và J-20 của hai bên không có nhiều khác biệt.