Tai nạn của tàu ngầm nguyên tử Kursk là một trong những thảm họa lớn nhất xảy ra với quân đội Nga. Nguyên nhân thực sự của vụ việc có lẽ phải sau ít nhất 50 năm mới được giải mật.
Sau khi cân nhắc các đáp án, căn cứ vào mức độ công phu của bài viết và nhất là không sao chép, chúng tôi quyết định trao giải thưởng trị giá 150.000 VNĐ cho bạn đọc:
Trích phần trả lời của bạn Nguyen Binh:
Sau khi trục vớt tàu Kursk lên thấy tàu có 1 lỗ thủng tròn bên mạn tàu do 1 vật tác động vào từ bên ngoài như chuyên gia Maurice Stradling nhận định là do ngư lôi bắn vào là có cơ sở.
Trong cuộc tập trận của Kursk, có hai tàu ngầm Mỹ lảng vảng rất gần đó để theo dõi cuộc tập trận của hải quân Nga chứ không phải là vụ nổ ngư lôi khi khai hỏa lúc diễn tập.
Cuộc tập trận của Kursk là bắn thử ngư lôi vào mục tiêu giả định trên biển. Ngư lôi bắn thử không mang đầu nổ đã được kiểm định các yếu tố kỹ thuật như tốc độ ngư lôi, tầm bắn, độ ồn, tạo bọt khí... tại các trung tâm nghiên cứu và chế tạo của hải quân Nga.
I/ Khi mới lặn xuống vài phút thì chưa thể xác định được mục tiêu để bắn, vả lại còn có 2 chiếc tàu ngầm Mỹ đang ở gần đó nếu không xác định chắc chắn mục tiêu dễ xảy ra nhầm lẫn đáng tiếc.
II/ Nếu ngư lôi nổ trong ống phóng thì mũi tàu sẽ bị thủng 1 lỗ lớn, nước ngay lập tức tràn ngập vào khoang mũi sẽ không có vụ cháy xảy ra sau đó làm kích nổ kho vũ khí phía mũi tàu.
III/ Chỉ có thể là ngư lôi từ bên ngoài bắn vào gây ra nổ và cháy sau ít phút thì kích nổ kho vũ khí phía mũi tàu, do lỗ thủng của quả ngư lôi nhỏ, nước không thể tràn nhập khoang ngay được.
Điều này dẫn đến không dập tắt được đám cháy bên trong khoang tàu, lượng nhiệt sinh ra từ vụ nổ và lửa cháy đã kích nổ kho vũ khí trong khoang.
IV/ Không phải Ngư lôi Mk 48 mà là ngư lôi đặc biệt và mũi của nó cũng có cấu tạo đặc biệt để xuyên qua lớp vỏ tàu Kursk.
Tàu Kursk được chế tạo bằng Titan không có từ tính, nhẹ, bền, chịu nén tốt hơn thép và gần như không bị ăn mòn trong môi trường nước mặn.
Nhưng nó có một nhược điểm là chịu va đập kém hơn thép, nếu như nó bị 1 vật nhọn cứng với xung lực lớn đâm vào rất dễ bị thủng, nhất là nó lại có dạng tấm như vỏ tàu.
Quan sát lỗ thủng ta thấy nó bị ngư lôi đâm vào gần như vuông góc với mạn tàu. Tại sao lại là Ngư lôi đặc biệt mà không phải Mk 48?
Nếu như dùng Mk 48 đối với tàu Kursk to và lớp vỏ Titan thì Mk 48 chỉ có thể xé rách mạn tàu làm nước tràn vào 1 khoang nào đó, với 9 khoang và các vách ngăn thì kursk chỉ bị trọng thương mà không bị chìm và âm mưu đánh chìm Kursk bị bại lộ.
Thủ đoạn thì tinh vi nhưng trớ trêu thay nó vẫn để lại dấu vết và Người Nga đã tra ra kẻ đánh chìm tàu Kursk là ai.
Đã có nhiều thông tin chưa được kiểm chứng với số tiền đền bù mà Mỹ phải trả cho Nga là 10 tỉ USD cho vụ này nhưng được trừ vào khoản nợ 10 tỉ USD mà Liên bang Xô viết nợ Mỹ do mua vũ khí trong chiến tranh TG 2.
Cơ quan điều tra Liên bang Nga đã đưa ra kết luận về vụ tàu Kursk là do nổ ngư lôi trong mũi tàu khi bắn thử nghiệm, nhưng tất cả chỉ là ngụy biện để che giấu nguyên nhân đích thực của nó.