Lịch sử phát triển
HQ-7 là một tổ hợp tên lửa đất đối không tầm thấp và siêu thấp, hoạt động trong mọi điều kiện thời tiết. Chương trình phát triển HQ-7 bắt đầu vào những năm 1979 và được quản lý bởi Học viện hàng không vũ trụ (còn gọi là Học viện Công nghệ cơ khí và điện tử, nay là Học viện Công nghệ Quốc phòng Trung Quốc). Trong đó, phân viện 23 chịu trách nhiệm về sự phát triển của hệ thống radar điều khiển hỏa lực, còn phân viện 206 chịu trách nhiệm phát triển về trang thiết bị mặt đất.
Bản sao của Crotale
Tổ hợp HQ- 7 gần như là bản sao toàn bộ các đặc tính vật lý và kỹ thuật của tổ hợp tên lửa đất đối không tầm thấp Crotale của Pháp được hãng Thales phát triển (trước đây là Thomson-CSF Airsys).
Sau cuộc xung đột biên giới với Liên Xô năm 1969, Trung Quốc đã nhập khẩu vài hệ thống tên lửa đất đối không Crotale của Pháp để thử nghiệm. Động thái này khiến Thomson- CSF khấp khởi hy vọng sẽ nhận được nhiều đơn đặt hàng hơn nữa từ phía Trung Quốc.
Tuy nhiên, nhà sản xuất vũ khí này đã mừng hụt. Trung Quốc đã tự phát triển tổ hợp tên lửa cho riêng mình với tên gọi HQ-7 trên cơ sở nghiên cứu... hệ thống Crotale.
Tên lửa HQ-7 được thử nghiệm vào năm 1983. Hai năm sau, tên lửa này được bắn thử lần đầu tiên. Sau khi bản thiết kế được chứng nhận quốc gia vào tháng 7.1986, hệ thống tên lửa HQ-7 bắt đầu được sản xuất đại trà vào tháng 6.1988.
Đợt sản xuất HQ-7 đầu tiên có hai biến thể: một phiên bản bán cố định tương tự như SA-2 và phiên bản tự hành. Sau này phiên bản bán cố định bị loại bỏ. Thay vào đó là phiên bản hải quân HHQ-7 được trang bị cho các tàu khu trục từ loại Type-051 trở đi.
Thời gian tới, biến thể hải quân của HQ-7 sẽ tiếp tục được cải tiến với xu hướng sử dụng các ống phóng kiêm bảo quản thẳng đứng được bố trí trên boong tàu, thay cho các ống phóng nghiêng như hiện nay. Việc sử dụng các ống phóng thẳng đứng giúp tên lửa HQ-7 phóng thẳng đứng giúp cho tên lửa có khả năng bao quát 360 độ.
Biến thể xuất khẩu FM-80 lần đầu tiên được tiết lộ vào năm 1989 tại triển lãm Dubai Aerospace. Sau đó vào năm 1998, Tổng công ty Xuất nhập khẩu máy móc chính xác của Trung Quốc(CNPMIEC) giới thiệu một biến thể cải tiến FM-90 có tính năng nhanh hơn, tên lửa có tầm bắn xa hơn và cảm biến hồng ngoại tốt hơn.
Đạn tên lửa của HQ-7 có thân dài với mũi khá nhọn, nó có bốn cánh lái phía sau đuôi và bốn cánh ổn định ở phía mũi. Theo thông tin công bố tên lửa có khả năng đánh chặn đa mục tiêu, tên lửa sử dụng động cơ nhiên liệu rắn với tốc độ cực đại khoảng Mach 2,3, với tầm bắn tối đa là 12km.
Hệ thống kiểm soát mục tiêu kết hợp giữa cảm biến radar và quang điện, dẫn hướng tấn công mục tiêu kết hợp giữa hồng ngoại và kênh TV. Tên lửa có khả năng kháng nhiễu mạnh mẽ và nhiễu khí tượng tương đối thấp. Tên lửa được trang bị đầu nổ phá mảnh HE với nòi nổ vô tuyến cận đích.
Cấu hình hệ thống
Một tiểu đoàn HQ-7 điển hình bao gồm ba khẩu đội, với một bộ phận hỗ trợ kỹ thuật bao gồm tất cả 10 xe. Trong đó có 9 xe phóng với một xe hỗ trợ kỹ thuật.
Một khẩu đội điển hình bao gồm một đơn vị tìm kiếm mục tiêu (SU), ba xe phóng với cơ số 4 tên lửa cho mỗi xe, ba hệ thống quang học, và một máy phát điện công suất 40kw. Mỗi xe phóng được trang bị một radar điều khiển hỏa lực ở giữa 2 ống phóng.
Các radar của HQ-7 sẽ tìm kiếm, xác định đánh giá và phân loại mục tiêu, sau đó chỉ định mục tiêu nguy hiểm nhất và chuyển thông tin mục tiêu này cho đơn vị bắn. Nếu radar bị gây nhiễu chế áp thì các đơn vị bắn chuyển sang sử dụng hệ thống quang học để ngắm bắn. Việc sử dụng hệ dẫn đường đa dụng là một điểm mạnh của tổ hợp này, nó không bị phụ thuộc quá nhiều radar như các tổ hợp khác. Tuy nhiên việc dẫn bắn bằng quang học ít nhiều làm giảm xác suất trúng đích.
Các radar tìm kiếm mục tiêu sử dụng loại radar xung Doppler hoạt động ở băng tần E/F, tầm phát hiện mục tiêu là 18.4km với tầm cao 3.2km. Hệ thống có khả năng phát hiện 30 mục tiêu và theo dõi 12 mục tiêu cùng lúc.
Các đơn vị bắn được trang bị radar Type-345 có khả năng theo dõi mục tiêu ở cự ly 17km, một hệ thống theo dõi quang truyền hình có phạm vi hoạt động lên đến 15km trong điều kiện thời tiết tốt, một hệ thống laser định tầm, một đơn vị xữ lý dữ liệu, một hệ thống liên lạc giữa đơn vị tìm kiếm mục tiêu và đơn vị bắn.
Vào cuối năm 1998, CNPMIEC đã giới thiệu biến thể FM-90, đây là biến thể nâng cấp của FM-80/HQ-7 với công chúng. So với các hệ thống ban đầu, những cải tiến trên FM-90 bao gồm: Áp dụng các công nghệ mới làm tăng khả năng hoạt động, chống gây nhiễu chủ động, tăng tầm bắn, hệ dẫn đường cải tiến.
Thông số kỹ thuật
Kích thước tên lửa: chiều dài 3.m; đường kính 0.156m; sải cánh 0.55m
Trọng lượng: 84.5kg
Độ cao: 30 ~ 5.000 m (HQ-7/FM-80); 15 ~ 6.000 m (FM-90)
Tầm hoạt động tối thiểu: 500m (HQ-7/FM-80); 700 m (FM-90)
Tầm hoạt động tối đa: 8.600 m (HQ-7/FM-80); 10.000 m (FM-90)
Tốc độ: Mach 2,3 (750m / s)
Hướng dẫn: radar + theo dõi quang-điện
Đầu đạn: Đầu nổ HE-Frag với ngòi nổ vô tuyến cận đích
Xác suất: 70 ~ 80%
Radar phát hiện phạm vi: (HQ-7/FM-80) 18.4km; (FM-90) 25 km