Theo chuyên gia quân sự Liu Linchuan, máy bay chiến đấu đa nhiệm S-35 của Nga không chỉ có khả năng tàng hình và bay với tốc độ siêu âm mà còn thực hiện những kỹ thuật bay khó, nhờ được trang bị động cơ 117S với hệ thống điều hướng phản lực.
Không những thế, tiêm kích đa nhiệm Su-35 được trang bị hệ thống radar Irbis-E, có thể phát hiện những mục tiêu với có diện tích phản xạ chỉ 0,01 m2, ở khoảng cách 90 km. Theo thông tin từ phía Mỹ, ở một số góc độ diện tích phản xạ của chiến đấu cơ F-35 tương đương với giá trị này, trong khi diện tích phản xạ lớn nhât của F-22 chỉ là 0,0001 m2.
Tuy nhiên, một số báo cáo cho rằng diện tích phản xạ của F-35 và F-22 lần lượt là 0,05 m2 và 0,01 m2. Điều này đồng nghĩa radar của chiến đấu cơ S-35 hoàn toàn có thể phát hiện được đối thủ F-22 hay ít nhất là F-35 của Mỹ ở khoảng cách 90 km. Trong trường hợp này, công nghệ máy bay tàng hình của Mỹ không còn phát huy được lợi thế.
So với máy bay chiến đấu S-27, chiến đấu cơ đa nhiệm thế hệ 4++ Su-35 được trang bị động cơ với lực đẩy lớn hơn. Ngoài ra, Su-35 cũng được trang bị hệ thống kiểm soát bay thông minh với nhiều tính năng cải tiến hơn so với S-27. Hệ thống điện tử của Su-35 cũng được nâng cấp đang kể so với các loại chiến đấu cơ thể hệ trước của Nga. Nó cũng được trang bị các hệ thống chiến đấu điện tử mới nhất, trong khi Su-27 kém hiệu quả khi tấn công các mục tiêu mặt đất.
Theo Linchuan, Trung Quốc rất muốn sở hữu động cơ 117S, nhưng Nga sẽ chỉ bán loại động cơ này kèm theo máy bay chiến đấu Su-35 và Trung Quốc hiểu điều đó. Bắc Kinh vẫn cần động cơ của Nga và họ cần quan tâm tới việc mua máy bay chiến đấu Su-35.
Ngoài ra, Linchuan còn cho biết, Trung Quốc cũng rất quan tâm tới hệ thống radar Irbis-E. Hiện tại, Trung Quốc đã làm chủ công nghệ chế tạo radar với hệ thống quét điện tử linh hoạt AESA, nhưng điều này không có nghĩa là Bắc Kinh từ bỏ các hệ thống radar do nước ngoài phát triển. Các hệ thống radar của Nga thường được thiết kế rất thô, nhưng hiệu quả hoạt động rất cao.
"Tiếp cận radar Irbis sẽ giúp chúng tôi hiểu được những công nghệ quan trọng trong lĩnh vực này, chúng tôi phải tìm ra điểm mạnh và yếu trong thiết kế của những người khác để giúp hệ thống của mình hoàn thiện hơn" - Linchuan nói.
Trong số những tính năng ưu việt của Su-35, Linchuan có đề cập tới tên lửa không đối không tầm xa do Nga sản xuất, tuy nhiên, ông này bao biện rằng: "Su-35 được trang bị tên lửa tầm xa với động cơ ramjet. Chúng tôi cũng đang phát triển loại tên lửa này nhưng tại sao lại không tìm hiểu sự sáng tạo của người khác khi có cơ hội? Nếu Trung Quốc không phải đối mặt với nguy cơ chiến tranh, chúng tôi có thể tự mình từng bước phát triển thay vì tìm kiếm từ các nguồn bên ngoài nhưng thực tế là chúng tôi đang phải đối diện với nguy cơ này, từ phía Nhật Bản và những tranh chấp không ngừng trên biển Đông".
Khi được hỏi rằng có một số ý kiến nhận định Su-35 có thể gây mất cân bằng ở Đông Bắc Á, Linchuan Liu khẳng định: "Trung Quốc có một chính sách ngoại giao độc lập và không đe dọa ai cả. Chúng tôi thử nghiệm J-20 và nó không hề đe dọa cân bằng quân sự ở châu Á. Tuy nhiên, một số quốc gia đang xâm phạm lãnh hải của Trung Quốc".
Bên cạnh đó, ông Linchuan Liu cho rằng Trung Quốc cần mua chiến đấu cơ Su-35 để hỗ trợ cho dự án phát triển máy bay chiến đấu J-20 và J-31 đầy hứa hẹn của nước này. Việc sở hữu Su-35 rất cần thiết để nhanh chóng củng cố sức mạnh cho Không quân trung Quốc, trước nguy cơ một cuộc chiến tranh lớn có thể xảy ra với Nhật Bản.
Linchuan khẳng định quá trình phát triển máy bay chiến đấu thế hệ 5 của Trung Quốc vẫn đang từng bước tiến hành. J-20 trong tương lai hứa hẹn sẽ có nhiều ưu điểm vượt trội hơn Su-35. Hệ thống radar trên J-31 không mạnh bằng Su-35 nhưng trong tương lai, chiến đấu cơ này sẽ có được trang bị động cơ mạnh mẽ hơn và sẽ có khả năng thực hiện hành trình siêu âm.
Máy bay chiến đấu thế hệ thứ năm T-50 của Nga có kỹ thuật hiện đại hơn so với J-20 của Trung Quốc và tất nhiên tốt hơn Su-35 nhưng loại máy bay chiến đấu này vẫn đang trong quá trình thử nghiệm. Nếu Trung Quốc chờ mua hay tham gia hợp tác phát triển T-50, Bắc Kinh sẽ mất khả năng độc lập về lĩnh vực vũ khí. Chuyên gia Liu Linchuan tin rằng việc Trung Quốc mua Su-35 là đúng đắn vì nó có thể ngăn chặn F-22 và F-35 của Mỹ.
Với thiết kế nhỏ gọn, Su-35 có nhiều lợi thế trong chiến đấu trên không vì tính năng này làm giảm tầm phát hiện của kẻ thù. Máy bay chiến đấu F-22 của Không quân Mỹ có thể bay với tốc độ siêu âm và mang theo 6 tên lửa với độ chính xác cao. Các máy bay của Mỹ có thể mạnh là tấn công tên lửa tầm xa, nhưng Su-35 lại chiếm ưu thế trong các cuộc chiến đối đầu trên không.
Bài vở và ý kiến đóng góp cho chuyên mục xin vui lòng gửi về email: [email protected]. Trân trọng!