Theo ý kiến của chuyên gia này, Hải quân Mỹ không quá cần thiết các máy bay thế hệ năm này bởi họ đang sở hữu các máy bay chiến đấu hiện thế hệ thứ tư F/A-18 Super Hornet có khả năng tàng hình. Bên cạnh đó, Mỹ cũng có kế hoạch đưa vào trang bị các máy bay chiến đấu tàng hình không người lái sau năm 2020.
Sau khi bài viết trên trang mil.sohu.com được đăng tải, nhiều ý kiến cho rằng nhận định của chuyên gia Trung Quốc không hẳn là không có căn cứ.
F-35C đang mất điểm trong mắt Hải quân Mỹ.
F/A-18 E/F Super Hornet là biến thể mới nhất được trang bị một số công nghệ của tiêm kích thế hệ 5, khả năng tàng hình trước radar tương đối tốt, hệ thống điện tử hàng không tiên tiến, tầm bay và tải trọng vũ khí tăng đáng kể so với biến thể F/A-18 Hornet.
Trong năm 2013, Tạp chí Flight Global cho biết Tập đoàn Boeing đã giới thiệu biến thể mới nhất của F/A-18E/F Super Hornet với những sửa đổi trong thiết kế, giúp tăng cường khả năng tàng hình và tầm hoạt động.
Đặc biệt, Siêu ong bắp cày còn được trang bị thêm bình nhiên liệu hòa nhập khí động CFT, một khoang vũ khí có thể tháo rời và đặc biệt chúng được thiết kế để giảm diện tích phản xạ hiệu dụng trước sóng radar của đối phương.
F-18 với thùng nhiên liệu và khoang vũ khí tháo rời mới.
Với việc được trang bị thêm bình nhiên liệu phụ mới, Super Hornet có khả năng mang được 1.588kg nhiên liệu và tăng tầm hoạt động thêm 481km. Khoang vũ khí có thể tháo rời của F-18 giúp cho chiến đấu cơ này có thể mang thêm được nhiều vũ khí hơn (lên đến 1.134kg bom đạn) nhưng vẫn không làm tăng đáng kể độ bộc lộ radar. Có nguồn tin cho rằng, F/A-18E/F Super Hornet cũng sẽ được trang bị tên lửa JSM (Joint Strike Missile), loại tên lửa chống hạm duy nhất được sử dụng trên tàng hình cơ thế hệ năm F-35.
Ngoài ra, F/A-18E/F Super Hornet còn được hiện đại hóa với việc trang bị các hệ thống radar quét mạng pha điện tử chủ động (AESA), ngụy trang “gây nhiễu” và đánh chặn điện tử hiện đại.
Tiêm kích trên hạm F-18 với hai tên tử đối hạm JSM.
Trong khi đó, tờ The Daily Beast (Mỹ) nhận định rằng hạn chế nghiêm trọng nhất của F-35 có lẽ là bản thân nó không có khả năng tàng hình trước hệ thống radar của Nga và thậm chí cả Trung Quốc.
Ngoài ra, dòng máy bay thế hệ 5 này còn mất khả năng tạo nhiễu nền trước các hệ thống radar trên (khả năng giúp F-35 “biến mất” vào nền nhiễu địa vật, môi trường). Nếu các thông tin trên là đúng thì Lầu Năm góc đang đầu tư hàng trăm tỷ USD vào dòng chiến đấu cơ tàng hình nhưng vẫn cần “sự hỗ trợ” của các máy bay đối kháng điện tử đi kèm.
Bên cạnh đó, chương trình chiến đấu cơ thế hệ 5 F-35 Lightning II thường xuyên chậm trễ và gặp nhiều sự cố trong thử nghiệm.
Với những điểm trừ rất lớn này của F-35, cộng với kế hoạch cắt giảm ngân sách quốc phòng của Lầu Năm góc mới được công bố gần đây, tương lai của tiêm kích trên hạm F-18 Super Hornet đang vô cùng rộng mở.
Nhờ được cải tiến hiện đại hóa sâu sắc như vậy, F-18 Super Hornet được đánh giá là không hề kém cạnh các máy bay chiến đấu thế hệ năm và nó có thể tiếp tục phục vụ trên các tàu sân bay của Hải quân Mỹ trong thời gian dài nữa.