Chuyên gia phương Tây “đoán” tương lai 3 loại tiêm kích Nga

Tác giả Thomas Newdick của Tạp chí “The Week” vừa có bài viết nhận định về tương lai 3 loại tiêm kích kiểu mới của Nga là Su-30M2, Su-30SM và Su-35S.

Hiện Nga sở hữu hàng trăm máy bay tiêm kích tiền tuyến, đến nay phần lớn đều là các máy bay chiến đấu có độ tuổi cao. Theo đà phục hồi của nền kinh tế, mấy năm gần đây điện Kremlin mới có nguồn lực tài chính để mua sắm số lượng lớn các máy bay chiến đấu kiểu mới.

Theo thông tin ông Newdick nắm được, 3 loại máy bay chiến đấu này không có sự khác biệt lớn do đều được cải tiến từ Su-27 Flanker, lần đầu ra mắt vào những năm 1970. Mặc dù tất cả đều do Phòng thiết kế Sukhoi phát triển, nhưng 3 loại chiến đấu cơ này lại được sản xuất ở hai nhà máy khác nhau.

Ông Newdick cho rằng, phát triển máy bay chiến đấu kiểu này có chút kỳ lạ, có thể sẽ khiến chi tiêu mua sắm quốc phòng bị dư thừa. Trong khi đó, không quân Hoa Kỳ chỉ trung thành với một loại tiêm kích kiểu mới F-35 với số lượng là 1.763 chiếc. Vì vậy, Nga đã buộc phải mua máy bay của nước mình, nhưng tuân theo các phương pháp khác nhau.

Tuy ba loại máy bay Sukhoi mới có tính năng vượt trội hơn tiền thân của chúng, nhưng các đơn hàng gần đây rõ ràng không đủ để đảm bảo cho Không quân Nga thực hiện kế hoạch thay thế đổi mới. Đội ngũ tiêm kích Nga đã cũ kỹ như vậy thì hàng chục chiếc Su-35S, Su-30M2Su-30SM cơ bản chẳng thấm vào đâu.

Dàn máy bay chiến đấu hùng hậu của Nga

Dàn máy bay chiến đấu hùng hậu của Nga

Các quan chức điện Kremlin không hề giải thích về chính sách này, nhưng rất có thể trong điều kiện xuất khẩu máy bay quân dụng bị giảm đi thì mua sắm những lô Su-30SM, Su-30M2 và Su-35S đầu tiên, mỗi loại được mua hơn 20 chiếc kiểu “phân phối” này có mục đích là giải cứu hai nhà máy sản xuất khỏi bị phá sản.

Ông Newdick nhận định không quân Nga lựa chọn 3 phương án khác nhau, khiến các doanh nghiệp sản xuất máy bay chủ chốt luôn bận rộn với việc chế tạo tiêm kích mới. Khi tiêm kích hế hệ Su-30 tạm thời vẫn có thể xuất khẩu thành công, việc có tới hai đối thủ cạnh tranh đều tự sản xuất thân máy bay vẫn chưa gây ra những vấn đề lớn.

Nhưng so sánh trong tương lai, tiềm lực phát triển và khả năng tăng trưởng thấp nhất chính là Su-30M2, đây cũng là máy bay có uy lực thấp nhất trong 3 loại kể trên. Trên thực tế, còn có phán đoán cho rằng, sở dĩ Nga mua Su-30M2 là vì kế hoạch cung cấp loại máy bay này cho Trung Quốc bị phá sản nên mới thừa nhiều thân máy bay.

Su-35S được trang bị radar tính năng cao cấp và động cơ mạnh hơn, được đánh giá là tiên tiến nhất trong các máy bay chiến đấu hiện nay của Nga. Nhưng giá thành của Su-30SM lại tương đối thấp, hơn nữa lại có 2 chỗ ngồi, phi hành đoàn có 2 thành viên, có khả năng chấp hành được các nhiệm vụ phức tạp hơn.

Bộ 3 máy bay chiến thuật tiên tiến nhất của Nga là Su khoi T-50, Su-35S và Su-34

Bộ 3 máy bay chiến thuật tiên tiến nhất của Nga là Su khoi T-50, Su-35S và Su-34

Newdick cho rằng, hiện nay khả năng lớn là việc xuất khẩu máy bay chiến đấu ra nước ngoài của Nga có thể bị buộc phải dừng lại. Trung Quốc và Ấn Độ ngày càng muốn tăng cường sức mạnh quân sự của mình bằng cách tự sản xuất, Trung Quốc chủ yếu dùng phương thức làm nhái, Ấn Độ thì chọn phương thức sản xuất có giấy phép.

Trong khi đó, Malaysia cũng đang bắt đầu xem xét từ bỏ việc thuê tiêm kích của Nga, và đã quyết định không mua thêm Su-30MKM nữa. Indonesia có khả năng mua Su-30MK ngoài định mức để thay thế cho F-5 đã cũ nhưng quy mô mua sắm sẽ không lớn.

Khả năng lớn nhất là, Điện Kremlin sẽ tăng thêm đơn hàng nội bộ cho 3 loại máy bay chiến đấu Sukhoi, mục đích chính là để duy trì sự tồn tại và hoạt động của các nhà máy công nghiệp quân sự trong nước, chủ yếu là nhà máy sản xuất máy bay ở Komsomolsk ven sông Amur và Tập đoàn Irkut.

Ngoài ra, việc Không quân Nga sử dụng những máy bay này, rất có khả năng sẽ tăng sức hấp dẫn của chúng đối với các nước bên ngoài. Hiện nay, đối với dòng Su-30, Su-30MK(X) vẫn đang được một số nước ưa chuộng, Su-35S cũng nhận được những đơn đặt hàng đầu tiên.

Máy bay chiến đấu Su-30 Nga phóng tên lửa chống bức xạ Kh-31P

Máy bay chiến đấu Su-30 Nga phóng tên lửa chống bức xạ Kh-31P

Nhưng bất luận thế nào, thì những tiêm kích phản lực mà Nga đã mua và trang bị đều là những loại mới nhất, đây cũng là khởi đầu cho giai đoạn đổi mới các trang thiết bị đã cũ của không quân Nga, mục tiêu chủ yếu là thay thế về cơ bản tất cả các máy bay được chế tạo từ những năm 1980.

Song song với đó, Nga đang có nhu cầu rất lớn về máy bay chiến đấu hiện đại nhất để đối chọi với các siêu tiêm kích của Mỹ. Nhưng tiêm kích thế hệ thứ năm T-50 chỉ sau vài năm nữa mới có thể được trang bị. Hơn nữa, tình hình cụ thể của tiêm kích này tạm thời vẫn chưa rõ ràng, mặc dù đánh giá của các phương tiện truyền thông khá tích cực.

Tính cho đến nay, có rất ít thông tin khách quan về kết quả bay thử của 5 chiếc phiên bản thử nghiệm T-50. Nếu theo thông tin tiết lộ chưa được kiểm chứng của quan sát viên quân sự Piotr Butowski, thì hoàn toàn có thể suy đoán mô hình thiết kế của tiêm kích này đã có những thay đổi lớn.

T-50 là dự án máy bay triển vọng của Không quân Nga, nhằm thay thế máy bay chiến đấu Su-27 đang phục vụ hiện nay. Nhưng năm 2014 một chiếc T-50 phiên bản thử nghiệm đã bị bốc cháy trong khi đang bay thử, sự cố này đã cho thấy tiến trình thử nghiệm máy bay chiến đấu mới không hề thuận buồm xuôi gió.

Hiện nay, kế hoạch mua tiêm kích của Nga vẫn đang được thảo luận. Điện Kremlin có tiếp tục mua tất cả các máy bay Sukhoi của 3 loại trên hay không vẫn còn là một dấu hỏi. Rất rõ ràng, tương lai của tiêm kích phản lực Nga phụ thuộc phần lớn vào vận mệnh của dự án T-50 có thành công hay không.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại